25. Một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tâm thần của cán bộ Y tế trong đại dịch COVID-19

Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thanh Thảo, Nguyễn Ngọc Anh, Phạm Thị Quân, Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Quốc Doanh, Tạ Thị Kim Nhung, Lương Mai Anh, Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Thị Quỳnh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm phân tích một số yếu tố liên quan đến rối loạn sức khỏe tâm thần do đại dịch COVID-19 của cán bộ y tế năm 2021. Nghiên cứu được tiến hành trên 1603 nhân viên y tế tại Hà Nội, Thái Bình, Đà Nẵng và Quảng Nam. Phân tích nhân tố được áp dụng để xác định 3 lĩnh vực: sự ám ảnh, lảng tránh và phản ứng thái quá. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng điểm về sức khỏe tâm thần là 23,1 ± 16,05. Điểm trung bình của sự ám ảnh, sự lảng tránh và phản ứng thái quá lần lượt là 10,2 ± 6,39; 7,03 ± 5,88 và 5,9 ± 4,97. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tổng điểm và điểm về sự lảng tránh giữa các tỉnh nghiên cứu trong đó cao nhất ở Hà Nội, rồi đến Đà Nẵng, Quảng Nam và thấp nhất ở Thái Bình (p < 0,05). Một số yếu tố như giới tính, tuổi đời, có sống một mình không và nguy cơ phơi nhiễm với COVID-19 có liên quan đến sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế trong đại dịch COVID-19.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. T Shanafelt, J Ripp, M Trockel. Understanding and addressing sources of anxiety among health care professionals during the COVID-19 pandemic. Jama. Jun 2 2020;323(21):2133-2134. doi: 10.1001/jama.20 20.5893.
2. Konstantinos Kapetanos, Stella Mazeri, Despo Constantinou, et al. Exploring the factors associated with the mental health of frontline healthcare workers during the COVID-19 pandemic in Cyprus. PLoS One. 2021;16(10):e0258475-e0258475. doi: 10.1371 /journal.pone.0258475.
3. Maryam Vizheh, Mostafa Qorbani, Seyed Masoud Arzaghi, et al. The mental health of healthcare workers in the COVID-19 pandemic: A systematic review. J Diabetes Metab Disord. 2020;19(2):1-12. doi: 10.1007/s40200-020-006 43-9.
4. Bùi Thị Thanh Vân, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trần Nguyễn Ngọc, và cs. Thực trạng sức khỏe tinh thần của nhân viên Y tế tham gia công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) ở một số bệnh viện tại Hà Nội năm 2020. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;501(2).
5. Vũ Thị Cúc, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Xuân Chi, và cs. Tình trạng căng thẳng của nhân viên Y tế tại một số bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;508(2).
6. Steven Christianson, Joan Marren. The impact of event scale-revised (IES-R). Medsurg Nursing. 2012;21(5):321-323.
7. Ilaria Marcomini, Cristina Agus, Laura Milani, et al. COVID-19 and post-traumatic stress disorder among nurses: A descriptive cross-sectional study in a COVID Hospital. Med Lav. 2021;112(3):241-249. doi: 10.23749/mdl.v112i3.11129.
8. Clara González-Sanguino, Berta Ausín, Miguel Ángel Castellanos, et al. Mental health consequences during the initial stage of the 2020 Coronavirus pandemic (COVID-19) in Spain. Brain, behavior, and immunity. 2020;87:172-176.
9. Xingyue Song, Wenning Fu, Xiaoran Liu, et al. Mental health status of medical staff in emergency departments during the Coronavirus disease 2019 epidemic in China. Brain, behavior, and immunity. 2020;88:60-65.
10. Nicholas WSChew, Jinghao Nicholas Ngiam, Benjamin Yong-Qiang Tan, et al. Asian-Pacific perspective on the psychological well-being of healthcare workers during the evolution of the COVID-19 pandemic. BJPsych open. 2020;6(6).
11. Di Tella M, Romeo A. Mental health of healthcare workers during the COVID-19 pandemic in Italy. J Eval Clin Pract. Dec 2020;26(6):1583-1587. doi: 10.1111/jep.13444.
12. N Suryavanshi, A Kadam. Mental health and quality of life among healthcare professionals during the COVID-19 pandemic in India. Nov 2020;10(11):e01837. doi: 10.1002/brb3.1837.
13. Antonijevic J, Binic I. Mental health of medical personnel during the COVID-19 pandemic. Brain Behav. Dec 2020;10(12):e01881. doi: 10.1002/brb3.1881.