32. Giãn động mạch vành do nhiễm Epstein-Barr virus: Tổng quan tài liệu và báo cáo ca bệnh ở trẻ em

Đỗ Thị Đài Trang, Vũ Thu Phương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giãn động mạch vành là tình trạng giãn lòng mạch động mạch vành vượt quá 1,5 lần đường kính trong đoạn động mạch bình thường liền kề do nhiều nguyên nhân gây ra. Epstein-Barr virus (EBV) là một nguyên nhân hiếm gặp gây giãn động mạch vành. Chúng tôi báo cáo một trường hợp trẻ nam, 7 tuổi, tiền sử khỏe mạnh và chưa mắc COVID-19. Trẻ nhập viện với tình trạng sốt cao liên tục 5 ngày, phát ban, nổi hạch cổ, gan lách to, amidan có giả mạc, tăng men gan và giãn động mạch vành trái. Trẻ có tình trạng nhiễm EBV cấp, sau khi loại trừ bệnh Kawasaki và hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) chúng tôi quyết định điều trị Acyclovir. Sau điều trị, tình trạng lâm sàng cải thiện và đường kính động mạch vành dần trở về giới hạn bình thường sau 5 tuần. Kết luận: Ở trẻ nhiễm EBV cần được chú ý đánh giá tình trạng tổn thương động mạch vành và chẩn đoán phân biệt với một số bệnh có triệu chứng tương tự để điều trị kịp thời.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. McCrindle BW, Rowley AH, Newburger JW, et al. Diagnosis, treatment, and long-term management of Kawasaki disease: A scientific statement for health professionals from the American heart association. Circulation. 2017;135(17):e927-e999. doi: 10.1161/CIR.000 0000000000484.
2. Ozcan OU, Gulec S. Coronary artery ectasia. Cor et Vasa. 2013;55(3):e242-e247. doi: 10.1016/j.crvasa.2013.01.003.
3. Cohen JI, Jaffe ES, Dale JK, et al. Characterization and treatment of chronic active Epstein-Barr virus disease: A 28-year experience in the United States. Blood. 2011;117(22):5835-5849. doi: 10.1182/blood-2 010-11-316745.
4. Jenson HB. Epstein-Barr virus. Pediatrics In Review. 2011;32(9):375-384. doi: 10.1542/pir.32-9-375.
5. Newburger JW, Burns JC. Kawasaki disease. Vasc Med. 1999;4(3):187-202. doi: 10.1177/1358836X9900400310.
6. Mary Beth F Son, Kevin Friedman. COVID-19: Multisystem inflammatory syndrome in children (MIS-C) clinical features, evaluation, and diagnosis. UpToDate. Accessed June 17, 2022. https://www.medilib.ir/uptodate/show/128190.
7. Kimura H, Ito Y, Suzuki R, Nishiyama Y. Measuring Epstein-Barr virus (EBV) load: The significance and application for each EBV-associated disease. Reviews in Medical Virology. 2008;18(5):305-319. doi: 10.1002/rm v.582.
8. Auwaerter PG. Recent advances in the understanding of infectious mononucleosis: Are prospects improved for treatment or control?. Expert Review of Anti-infective Therapy. 2006;4(6):1039-1049. doi: 10.1586/ 14787210.4.6.1039.
9. Newburger JW, Takahashi M, Gerber MA, et al. Diagnosis, treatment, and long-term management of Kawasaki disease. Circulation. 2004;110(17):2747-2771. doi: 10.1161/01.CIR. 0000145143.19711.78.
10. Shu Jiang, Xiao Li, Jian Cao, Di Wu, Lingyan Kong, Lu Lin, Zhengyu Jin, Jing An, Yining Wang. Early diagnosis and follow-up of chronic active Epstein–Barr-virus-associated cardiovascular complications with cardiovascular magnetic resonance imaging. Medicine. 2016;95(31):e4384. doi: 10.1097/M D.0000000000004384.
11. Culora GA, Moore IE. Kawasaki disease, Epstein-Barr virus and coronary artery aneurysms. Journal of Clinical Pathology. 1997;50(2):161-163. doi: 10.1136/jcp.50.2.161.
12. Xiao H, Hu B, Luo R, et al. Chronic active Epstein-Barr virus infection manifesting as coronary artery aneurysm and uveitis. Virol J. 2020;17:166. doi: 10.1186/s12985-020-014 09-8.
13. Wei A, Ma H, Zhang L, et al. Clinical analysis of chronic active EBV infection with coronary artery dilatation and a matched case-control study. Orphanet Journal of Rare Diseases. 2021;16(1):50. doi: 10.1186/s13023-021-01689-5.
14. Tynell E, Aurelius E, Brandell A, et al. Acyclovir and prednisolone treatment of acute infectious mononucleosis: A multicenter, double-blind, placebo-controlled study. J Infect Dis. 1996;174(2):324-331. doi: 10.1093/infdis/174.2.324.
15. Wang Q, Morikawa Y, Akahoshi S, et al. Follow-up duration of Echocardiography in patients with Kawasaki disease with no initial coronary aneurysms. The Journal of Pediatrics. 2022;244:133-138.e1. doi: 10.1016/j.jpeds.202 1.11.022.