Một số yếu tố nguy cơ liên quan tăng áp động mạch phổi trên bệnh nhân xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống

Trần Thị Linh Tú, Trương Thanh Hương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tăng áp động mạch phổi ở nhóm bệnh nhân tự miễn là yếu tố báo hiệu tiên lượng xấu của bệnh và gây ảnh hưởng nặng nề hơn so với nhóm bệnh nhân tăng áp động mạch phổi khác. Siêu âm tim qua thành ngực có giá trị trong sàng lọc và đánh giá mức độ tổn thương tim mạch trong xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống, cùng với những chỉ số khác như test đi bộ 6 phút và NT proBNP, NYHA. Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành nhằm đánh giá một số yếu tố nguy cơ liên quan tăng áp động mạch phổi trên bệnh nhân xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống. Nghiên cứu tiến hành trên 199 bệnh nhân (137 bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, 62 bệnh nhân xơ cứng bì) tại trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai, Viện Da liễu trung ương từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 8 năm 2020 được siêu âm tim xác định 61 ca tăng áp động mạch phổi (áp lực động mạch phổi tâm thu > 36 mmHg), 138 ca áp lực động mạch phổi bình thường. Kết quả cho thấy, nồng độ NT - proBNP tăng và mức độ khó thở nặng hơn ở nhóm tăng áp động mạch phổi, trong khi đó khoảng cách đi bộ ở nhóm tăng áp động mạch phổi lại ngắn hơn. Mức độ khó thở NYHA và nồng độ NT - proBNP là yếu tố nguy cơ độc lập liên quan đến tăng áp động mạch phổi ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống và xơ cứng bì.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Proudman S, Stevens W, Sahhar J, Celermajer D. Pulmonary arterial hypertension in systemic sclerosis: the need for early detection and treatment. Internal medicine journal. 2007;37 (7):485 - 494.
2. Kasitanon N, Magder LS, Petri M. Predictors of survival in systemic lupus erythematosus. Medicine. 2006;85 (3):147 - 156.
3. Chen H - A, Hsu T - C, Yang S - C, et al. Incidence and survival impact of pulmonary arterial hypertension among patients with systemic lupus erythematosus: a nationwide cohort study. Arthritis Research & Therapy. 2019;21 (1):82.
4. Demir R, Küçükoğlu MS. Six - minute walk test in pulmonary arterial hypertension. Anatolian journal of cardiology. 2015;15 (3):249.
5. Williams MH, Handler CE, Akram R, et al. Role of N - terminal brain natriuretic peptide (N - TproBNP) in scleroderma - associated pulmonary arterial hypertension. European heart journal. 2006;27 (12):1485 - 1494.
6. Gan T, McCann GP, Marcus JT, et al. NT - proBNP reflects right ventricular structure and function in pulmonary hypertension. European Respiratory Journal. 2006.
7. Shang X, Xiao S, Dong N, et al. Assessing right ventricular function in pulmonary hypertension patients and the correlation with the New York Heart Association (NYHA) classification. Oncotarget. 2017;8 (52):90421.
8. Rosa R, Santos AS, Coelho R, et al. The relation of six - minute walk test and lung function in interstitial lung disease. Eur Respiratory Soc; 2013.
9. Allanore Y, Borderie D, Meune C, et al. N - terminal pro - brain natriuretic peptide as a diagnostic marker of early pulmonary artery hypertension in patients with systemic sclerosis and effects of calcium - channel blockers. Arthritis & Rheumatism: Official Journal of the American College of Rheumatology. 2003;48 (12):3503 - 3508.
10. Ghofraniha L, Mirfeizi Z, Khabbaz FS, Vakilian F, Eslami S. Correlation of echocardiographic findings of pulmonary hypertension with six - minute walk test and plasma pro b - type natriuretic peptide level in systemic lupus erythematous. Electronic physician. 2017;9 (8):5122.
11. Pamidi S, Mehta S. Relationship between the six - minute walk test and cardiopulmonary exercise test parameters in connective tissue disease - associated pulmonary arterial hypertension. Chest. 2006;130 (4):120S.
12. Farber HW, Miller DP, McGoon MD, Frost AE, Benton WW, Benza RL. Predicting outcomes in pulmonary arterial hypertension based on the 6 - minute walk distance. The Journal of Heart and Lung Transplantation. 2015;34 (3):362 - 368.
13. Galiè N, Humbert M, Vachiery J - L, et al. 2015 ESC/ERS Guidelines for the diagnosis and treatment of pulmonary hypertension: the Joint Task Force for the Diagnosis and Treatment of Pulmonary Hypertension of the European Society of Cardiology (ESC) and the European Respiratory Society (ERS): endorsed by: Association for European Paediatric and Congenital Cardiology (AEPC), International Society for Heart and Lung Transplantation (ISHLT). European heart journal. 2015;37 (1):67 - 119.