23. Tác dụng của bài thuốc số 2 theo phác đồ của bộ y tế kết hợp y học hiện đại trên bệnh nhân sốt xuất huyết dengue chưa có dấu hiệu cảnh báo

Ngô Quỳnh Hoa, Lê Thị Thu Hương, Lã Kiều Oanh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm với tỷ lệ mắc và tử vong cao trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh giai đoạn đầu với biểu hiện lâm sàng rầm rộ: sốt cao, đau đầu, đau cơ khớp, nhức hai hố mắt,... khiến bệnh nhân khó chịu nhiều. Nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng của Bài thuốc số 2 theo phác đồ của Bộ Y tế kết hợp Y học hiện đại trong điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue chưa có dấu hiệu cảnh báo trên một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Kết quả cho thấy: phác đồ điều trị phối hợp có tác dụng giảm số ngày đau đầu, đau cơ khớp, đau hố mắt so với nhóm chứng (p < 0,05), đồng thời cải thiện số lượng tiểu cầu, giảm mức độ tổn thương tế bào gan so với nhóm chứng (p < 0,05). Kết luận: Phác đồ điều trị trên có tác dụng cải thiện một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Shepard D.S., Undurraga E.A., Halasa Y.A, et al. The global economic burden of dengue: a systematic analysis. The Lancet Infectious Diseases.2016; 16(8), 935-941.
2. Organization W.H., Research S.P. for, Diseases T. in T, et al. Dengue: guidelines for diagnosis, treatment, prevention and control,.World Health Organization. 2009.
3. Bộ Y tế. Hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết Dengue bằng Y học cổ truyền. Ban hành kèm theo Quyết định số 1537/QĐ-BYT ngày 29/4/2014 của Bộ trưởng Bộ y tế. 2014.
4. Trần Quốc Hùng. Đánh giá tác dụng của bài thuốc kinh nghiệm trong điều trị sốt xuất huyết độ I và II. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y Hà Nội. 2000.
5. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội. 2014; 75-78, 79-81, 86-89, 219-220, 282-284, 298-300, 366-368, 601-602.
6. Azeredo E.L. de, Monteiro R.Q., de-Oliveira Pinto L.M.. Thrombocytopenia in dengue: interrelationship between virus and the imbalance between coagulation and fibrinolysis and inflammatory mediators. Mediators of inflammation. 2015.
7. Bộ môn Huyết học - Truyền máu, Bài giảng huyết học - truyền máu sau đại học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2014.
8. He X., Bai Y., Zhao Z, et al. Local and traditional uses, phytochemistry, and pharmacology of Sophora japonica L.: A review. Journal of Ethnopharmacology.2016; 187, 160-182.
9. Tsai J.J., Chang J.S., Chang K, et al. Transient monocytosis subjugates low platelet count in adult dengue patients. Biomedicine Hub.2017; 2(1), 1–16.
10. Kuo H.J., Lee I.K., Liu J.-W.. Analyses of clinical and laboratory characteristics of dengue adults at their hospital presentations based on the World Health Organization clinical-phase framework: Emphasizing risk of severe dengue in the elderly. Journal of Microbiology, Immunology and Infection. 2018; 51(6), 740–748.
11. Lê Thị Hải Yến, Phạm Thị Vân Anh. Nghiên cứu tác dụng của dịch chiết cỏ nhọ nồi trên mo hình gây tổn thương gan bằng paracetamol. Tạp chí Dược học, số 431, tháng 3/2012, 13–16.
12. Jaglan D., Brar A.S., Gill R. Pharmacological activity and chemical constituents of Eclipta alba. Global journal of medical research. 2014.
13. Subramanya S.B., Venkataraman B., Meeran M.F.N, et al.Therapeutic Potential of Plants and Plant Derived Phytochemicals against Acetaminophen-Induced Liver Injury. Int J Mol Sci.2018; 19(12).
14. Saleem T.S.M., Chetty C.M., Ramkanth S, et al. Hepatoprotective Herbs – A Review.2010; 1, 1(1), 1–5.