Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán điện tổn thương dây thần kinh đoạn cẳng tay ở đối tượng giám định thương tích
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Các dây thần kinh ở vùng cẳng tay trong các vụ giám định thương tích thường được phát hiện tổn thương khi đến giám định mà trước đó không được chẩn đoán và xử trí. Nghiên cứu nhằm mô tả triệu chứng lâm sàng, mức độ tổn thương và đánh giá bất thường trên chẩn đoán điện của các dây thần kinh trụ, giữa, quay ở vùng cẳng tay trên 30 người bệnh giám định thương tích tổn thương một hoặc nhiều dây. Tất cả các bệnh nhân đều được hỏi bệnh, khám lâm sàng thần kinh, đánh giá mức độ tổn thương thần kinh dựa trên thang điểm Quick DASH và thăm dò chẩn đoán điện bằng đo tốc độ dẫn truyền thần kinh cùng ghi điện cực kim. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổn thương ưu thế tay trái (60%), trong đó vị trí ở 1/3 trên cẳng tay là 46,7%. Tổn thương hỗn hợp vận động và cảm giác chiếm tỷ lệ cao nhất (74%). Điểm Quick DASH thấp nhất 16, cao nhất 48 và trung bình là 31,4, trong đó tỷ lệ các mức độ nhẹ, vừa và nặng theo thứ tự là 20%, 40% và 40%. Các bất thường trên thăm dò chẩn đoán điện ghi nhận giảm tốc độ dẫn truyền và giảm biên độ đáp ứng một cách rõ rệt tại các dây thần kinh trụ, giữa, quay ở vùng cẳng tay ở bên tổn thương. Biểu hiện mất chi phối thần kinh cơ có tỷ lệ thấp ở nhóm không được khâu nối dây thần kinh và không có sự khác biệt về tốc độ dẫn truyền, biên độ giữa bên bị bệnh và bên lành ở 3 nhóm điều trị được nối vi phẫu, nối không vi phẫu và không được nối dây thần kinh. Kết luận: Tổn thương ưu thế tay trái, chủ yếu dây trụ và quay; mức độ tổn thương là vừa và nặng (theo thang điểm Quick DASH). Trên chẩn đoán điện, tổn thương rõ hỗn hợp myelin - sợi trục ở các dây thần kinh vùng cẳng tay bên bệnh và không khác biệt về sự chệnh lệch giữa 3 nhóm điều trị. Tổn thương mất chi phối thần kinh cơ có tỷ lệ thấp ở nhóm không được nối thần kinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Giám định thương tích, tổn thương thần kinh trụ, thần kinh giữa, thần kinh quay, thang điểm Quick DASH, chẩn đoán điện.
Tài liệu tham khảo
2. Stalberg E and Falck B. Clinical Motor Nerve Conduction Studies. Methods in Clinical Neurophysiology. 1993; Vol 4, No 3.
3. Privat JM, Finiels PJ. Traumatismes des nerfs peripheriques. Neurochirurgie. Paris: Ellipses. 1995; 610 - 621.
4. Miranda GE. Epidemiology of Traumatic Peripheral Nerve Injuries Evaluated with Electrodiagnostic Studies in a Tertiary Care Hospital Clinic. P R Health Sci J. 2016; 35 (2): 76 - 80.
5. Kimura J. Electrodiagnosis in diseases of nerver and muscle. 2013; 163 - 177.
6. Kouyoumdjian JA: Peripheral nerve injuries: A retrospective survey of 456 cases. Volume 34, 2006; Issue 6, 785 - 788.
7. Robinson LR: Traumatic injury to peripheral nerves, Muscle Nerve 23, 2000; 863 - 873.
8. Toshihiko Imaeda: Validation of the Japanese Society for Surgery of the Hand Version of the Quick Disability of the Arm, Shoulder, and Hand (QuickDASH - JSSH) questionnaire. J Orthop Sci. 2006; 11 (3): 248 - 253.
9. Germann GL, G Wind, A Harth. The DASH (Disability of Arm - Shoulder - Hand) Questionnaire - a new instrument for evaluating upper extremity treatment outcome. Handchir Mikrochir Plast Chir. 1999; 31 (3):149 - 152.
10. De Smet L. The DASH questionnaire and score in the evaluation of hand and wrist disorders. Acta Orthop Belg. 2008; 74 (5): 575 - 581.
11. Gummesson C, Atroshi I, Ekdahl C. The disabilities of the arm, shoulder and hand (DASH) outcome questionnaire: longitudinal construct validity and measuring self - rated health change after surgery. BMC Musculoskelet Disord. 2003; 11.
12. Herup LA, Søren Merser, Michel Boeckstyns. Validation of questionnaire for conditions of the upper extremity. Ugeskr Laeger. 2010; 172 (48): 3333 - 3336.
13. Drummond AS, Sampaio RF, Mancini MC, Kirkwood RN, Stamm TA. Linking the Disabilities of Arm, Shoulder, and Hand to the International Classification of Functioning, Disability, and Health. J Hand Ther Oct - Dec. 2007; 20 (4): 336 - 343.
14. Bộ Y tế. Một số giá trị thăm dò chức năng thần kinh. Các giá trị sinh học người việt nam bình thường thập kỷ 90 - Thế kỷ XX, Nhà xuất bản Y học. 2003; 164 - 172.