6. Vai trò của cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán vị trí lỗ thủng ở bệnh nhân thủng tạng rỗng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đánh giá vai trò của các dấu hiệu trên cắt lớp vi tính đa dãy (CLVT) trong xác định vị trí thủng ở bệnh nhân thủng tạng rỗng. 127 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xác định thủng tạng rỗng trong phẫu thuật, được chụp CLVT ổ bụng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 07/2021 đến 06/2022. Kết quả, thủng dạ dày - hành tá tràng thường gặp khí dưới vòm hoành - 90% với Se: 90%, NPV: 91,7%, OR = 9,2 (95%CI: 3,0 - 28,1, p < 0,01), khí quanh dây chằng liềm/tròn 67,5% với NPV: 81,4%, OR = 3,9 (95%CI: 1,8 - 8,7, p < 0,05), khí quanh khoảng cửa 42,5% với Sp: 85,1%, NPV: 76,3%, OR = 4,2, (95%CI: 1,8 - 9,9, p < 0,05), khí trên mạc treo đại tràng ngang 100% với Se: 100%, NPV: 100% (p < 0,05). Lượng khí tự do ổ bụng trong thủng dạ dày-tá tràng là nhiều hơn (trung bình là 11,38mm) so với các vị trí khác (p < 0,05). Thủng đại tràng sigma - trực tràng thường gặp khí trong tiểu khung 78,6% (Se: 78,6%, Sp: 84,8%, NPV: 93,3%, Acc: 83,4%, p < 0,05) và bóng khí lân cận (Se: 92,9%, NPV: 94,4%, Acc: 47,3%). Như vậy, các dấu hiệu trên CLVT có thể giúp chẩn đoán xác định vị trí lỗ thủng trong thủng tạng rỗng, đặc biệt là thủng dạ dày-tá tràng hoặc sigma-trực tràng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thủng tạng rỗng, cắt lớp vi tính, vị trí thủng dạ dày - ruột, khí tự do ổ bụng
Tài liệu tham khảo
2. Faggian A, Berritto D, Iacobellis F, Reginelli A, Cappabianca S, Grassi R. Imaging patients with alimentary tract perforation: Literature review. Semin Ultrasound CT MR. 2016;37(1):66-69.
3. Cadenas Rodríguez L, Martí de Gracia M, Saturio Galán N, et al. Use of multidetector computed tomography for locating the site of gastrointestinal tract perforations. Cir Esp. 2013;91(5):316-323.
4. Imuta M, Awai K, Nakayama Y, et al. Multidetector CT findings suggesting a perforation site in the gastrointestinal tract: Analysis in surgically confirmed 155 patients. Radiat Med. 2007;25(3):113-118.
5. Choi AL, Jang KM, Kim MJ, et al. What determines the periportal free air, and ligamentum teres and falciform ligament signs on CT: Can these specific air distributions be valuable predictors of gastroduodenal perforation? Eur J Radiol. 2011;77(2):319-324.
6. Jeffrey S.Klein WEB, Clyde A.Helms, Emily N.Vinson. Fundamentals of diagnostic radiology. Wolters Kluwer2018.
7. Nguyễn Hữu Thiện, Nguyễn Phước Thuyết. Xác định vai trò của X-quang cắt lớp điện toán trong chẩn đoán thủng tạng rỗng. Tạp chí Y học Việt Nam. 2019;496:84-90.
8. Toprak H, Yilmaz TF, Yurtsever I, et al. Multidetector CT findings in gastrointestinal tract perforation that can help prediction of perforation site accurately. Clin Radiol. 2019;74(9):736.e731-736.e737.
9. Drakopoulos D, Arcon J, Freitag P, et al. Correlation of gastrointestinal perforation location and amount of free air and ascites on CT imaging. Abdominal Radiology. 2021;46(10):4536-4547.
10. Nguyen Duy Hung, Vuong Kim Ngan, Than Van Syet, et al. The role of computed tomography in the assessment of blunt bowel and mesenteric injuries. ELECTRON J GEN MED. 2020;17(5):eme242.
11. Oguro S, Funabiki T, Hosoda K, et al. 64-Slice multidetector computed tomography evaluation of gastrointestinal tract perforation site: Detectability of direct findings in upper and lower GI tract. Eur Radiol. 2010;20(6):1396-1403.