13. Kết quả điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất có giảm chức năng tâm thu thất trái qua triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số radio tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Quách Tiến Bảng, Phạm Hữu Hòa, Nguyễn Thanh Hải, Đặng Thị Hải Vân

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả điều trị ban đầu nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) có giảm chức năng tâm thu thất trái ở trẻ em qua triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số radio (NLSCTSR) tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 1/2017 đến 6/2020. Nghiên cứu thực hiện trên 35 bệnh nhân dưới 18 tuổi được chẩn đoán NNKPTT hoặc Wolf-Parkinson-White (WPW) có giảm chức năng tâm thu thất trái được điều trị bằng NLSCTSR. Tuổi trung bình 2,61 năm, cân nặng trung bình 12,4kg. Thăm dò điện sinh lý xác định 25 bệnh nhân tim nhanh vòng vào lại nhĩ thất (TNVVLNT), 9 bệnh nhân tim nhanh nhĩ (TNN), 1 bệnh nhân tim nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất (TNVVLNNT). Tỉ lệ triệt đốt thành công 92% đối với TNVVLNT, 55,6% đối với TNN, tái phát 3,57% và không có biến chứng. Giá trị đường kính thất trái tâm trương và phân suất tống máu thất trái trung bình trước can thiệp lần lượt là 3,5 ± 3,4 SD và 41,2 ± 11,6%. Sau 3 tháng can thiệp giá trị phân suất tống máu thất trái của nhóm can thiệp thành công trở về giới hạn bình thường. Kết quả cho thấy điều trị NNKPTT bằng NLSCTSR là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn cho trẻ em và giúp cải thiện chức năng tâm thu thất trái.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Song Giang. Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý và điều trị nhịp nhanh do vòng vào lại nút nhĩ thất bằng năng lượng sóng có tần số radio. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội; 2012.
2. Manole MD, Saladino RA. Emergency department management of the pediatric patient with supraventricular tachycardia. Pediatr Emerg Care. Mar 2007;23(3):176-85; quiz 186-9. doi: 10.1097/PEC.0b013e318032904c.
3. Ganz LI, Friedman PL. Supraventricular tachycardia. N Engl J Med. Jan 19 1995;332(3):162-73. doi: 10.1056/nejm199501193320307.
4. Houmsse M, Tyler J, Kalbfleisch S. Supraventricular tachycardia causing heart failure. Curr Opin Cardiol. May 2011;26(3):261-9. doi: 10.1097/HCO.0b013e328345b010.
5. Hafez M, Abu-Elkheir M, Shokier M, Al-Marsafawy H, Abo-Haded H, El-Maaty MA. Radiofrequency catheter ablation in children with supraventricular tachycardias: intermediate term follow up results. Clin Med Insights Cardiol. 2012;6:7-16. doi: 10.4137/cmc.S8578.
6. Lee PC, Hwang B, Chen SA, et al. The results of radiofrequency catheter ablation of supraventricular tachycardia in children. Pacing Clin Electrophysiol. May 2007;30(5):655-61. doi: 10.1111/j.1540-8159.2007.00727.x.
7. Bùi Thế Dũng. Nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả của cắt đốt nhịp nhanh kịch phát trên thất bằng năng lượng có tần số radio qua catheter ở trẻ em. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2021.
8. Bae EJ, Ban JE, Lee JA, et al. Pediatric radiofrequency catheter ablation: Results of initial 100 consecutive cases including congenital heart anomalies. J Korean Med Sci. Oct 2005;20(5):740-6. doi:10.3346/jkms.2005.20.5.740.
9. Gupta S, Figueredo VM. Tachycardia mediated cardiomyopathy: Pathophysiology, mechanisms, clinical features and management. Int J Cardiol. Mar 1 2014;172(1):40-6. doi: 10.1016/j.ijcard.2013.12.180.
10. Aykan HH, Karagöz T, Akın A, İrdem A, Özer S, Çeliker A. Results of radiofrequency ablation in children with tachycardia-induced cardiomyopathy. Anadolu Kardiyol Derg. Nov 2014;14(7):625-30. doi: 10.5152/akd.2014.4937.
11. Moore JP, Patel PA, Shannon KM, et al. Predictors of myocardial recovery in pediatric tachycardia-induced cardiomyopathy. Heart Rhythm. Jul 2014;11(7):1163-9. doi: 10.1016/j.hrthm.2014.04.023.
12. Jeong YH, Choi KJ, Song JM, et al. Diagnostic approach and treatment strategy in tachycardia-induced cardiomyopathy. Clin Cardiol. Apr 2008;31(4):172-8. doi: 10.1002/clc.20161.