10. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến tổn thương thận cấp ở bệnh nhân tách thành động mạch chủ cấp type B được can thiệp đặt stent graft

Lê Văn Trường, Phạm Minh Tuấn, Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Mạnh Hùng, Lê Xuân Thận

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tách thành động mạch chủ là một cấp cứu tim mạch, bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Can thiệp đặt stent graft ở bệnh nhân tách thành động mạch chủ cấp type B là một phương pháp điều trị hiệu quả, ít xâm lấn hơn so với điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, tỷ lệ tổn thương thận cấp (AKI) trước và sau can thiệp còn cao, chính vì thế, nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá diễn biến chức năng thận trước và sau can thiệp cũng như tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tổn thương thận cấp. Nghiên cứu thực hiện tại Viện Tim mạch Việt Nam với 99 bệnh nhân, trong đó tỷ lệ nam/nữ là 8/1, độ tuổi trung bình là 57,9 ± 10,6, tuổi thấp nhất là 31 và cao tuổi nhất là 82. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng tiêu chuẩn KDIGO 2012 để đánh giá tổn thương thận cấp dựa vào sự biến đổi nồng độ creatinin trong vòng 48 giờ trước hoặc sau can thiệp đặt stent graft, tỷ lệ tổn thương thận cấp trong nghiên cứu của chúng tôi là 29,3%, huyết áp tâm thu ≥ 160mmHg là một yếu tố nguy cơ có liên quan đến tổn thương thận cấp với (OR = 4,52, p = 0,008), phản ứng viêm tăng sau can thiệp cũng là một yếu tố nguy cơ liên quan đến tỷ lệ tổn thương thận cấp với (OR = 9,24, p < 0,001).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Erbel R, Aboyans V, Boileau C, et al. 2014 ESC Guidelines on the diagnosis and treatment of aortic diseases: Document covering acute and chronic aortic diseases of the thoracic and abdominal aorta of the adult. The Task Force for the Diagnosis and Treatment of Aortic Diseases of the European Society of Cardiology (ESC). Eur Heart J. 2014;35(41):2873-2926.
2. Murphy MC, Castner CF, Kouchoukos NT. Acute aortic syndromes: diagnosis and treatment. Mo Med. 2017;114(6):458-463.
3. Tsai TT, Trimarchi S, Nienaber CA. Acute Aortic Dissection: Perspectives from the International Registry of Acute Aortic Dissection (IRAD). Eur J Vasc Endovasc Surg. 2009;37(2):149-159.
4. Eggebrecht H, Breuckmann F, Martini S, et al. Frequency and outcomes of acute renal failure following thoracic aortic stent-graft placement. Am J Cardiol. 2006;98(4):458-463.
5. Luo S, Ding H, Luo J, et al. Risk factors and early outcomes of acute renal injury after thoracic aortic endograft repair for type B aortic dissection. Ther Clin Risk Manag. 2017;13:1023-1029.
6. Chen X, Bai M, Sun S, Chen X. Outcomes and risk management in type B aortic dissection patients with acute kidney injury: A concise review. Ren Fail. 43(1):585-596.
7. Zhu JC, Chen SL, Jin GZ, et al. Acute renal injury after thoracic endovascular aortic repair of Stanford type B aortic dissection: Incidence, risk factors, and prognosis. J Formos Med Assoc. 2014;113(9):612-619.
8. Kellum JA, Lameire N. Diagnosis, evaluation, and management of acute kidney injury: a KDIGO summary (Part 1). Crit Care. 2013;17(1):204.
9. Ren HM, Wang X, Hu CY, et al. Relationship between acute kidney injury before thoracic endovascular aneurysm repair and in-hospital outcomes in patients with type B acute aortic dissection. J Geriatr Cardiol JGC. 2015;12(3):232-238.
10. An X, Guo X, Ye N, et al. Risk factors of acute kidney injury in patients with Stanford type B aortic dissection involving the renal artery who underwent thoracic endovascular aortic repair. Ren Fail. 2021;43(1):1130-1136.
11. Mun JH, Kwon SK, Park JH, et al. Renal function-adjusted contrast medium volume is a major risk factor in the occurrence of acute kidney injury after endovascular aneurysm repair. Medicine (Baltimore). 2021;100(14):e25381.