23. Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư tinh hoàn tại Bệnh viện K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả hồi cứu có theo dõi dọc nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư tinh hoàn tại Bệnh viện K từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2022. Kết quả cho thấy, trong 61 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 31,0 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân giai đoạn I, II và III lần lượt là 67,2%, 22,9% và 9,8%. 60,7% bệnh nhân thuộc loại u tế bào dòng tinh và 39,3% bệnh nhân u không phải tế bào dòng tinh. Trung bình thời gian sống thêm không bệnh là 68,9 tháng. Tỉ lệ sống thêm không bệnh 5 năm là 79,9%. Trung bình thời gian sống thêm toàn bộ là 74,1 tháng. Tỉ lệ sống thêm toàn bộ 5 năm là 87,6%. So với nhóm bệnh nhân u không phải tế bào dòng tinh, bệnh nhân u tế bào dòng tinh có tỷ lệ thời gian sống thêm không bệnh 5 năm cao hơn (93,3% so với 57,1%; p = 0,007) cũng như tỷ lệ thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm tốt hơn (96,8% so với 72,4%; p = 0,023).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư tinh hoàn, thời gian sống thêm không bệnh, thời gian sống thêm toàn bộ
Tài liệu tham khảo
2. Bani-Hani KE, Matani YS, Bani-Hani IH. Cryptorchidism and testicular neoplasia. Saudi Med J. 2003;24:166-169 .
3. Abratt RP, Reddi VB, Sarembok LA: Testicular Cancer and Cryptorchidism. Br J Urol. 1992;70(6):656-659.
4. Giwercman A, Grinsted J, Hansen B, Jensen OM, Skakkebaek NE: Testicular Cancer risk in boys with maldescended testis. A cohort study. J Urol. 1987;138(5):1214-1216.
5. Thorup J, Mclachlan R, Cortes D, Nation TR, Balic A, Southwell BR, et al. What is new in cryptorchidism and hypospadias - a critical review on the testicular dysgenesis hypothesis. J Pediatr Surg. 2010;45:2074-2086.
6. Woodward PJ. Case 70: seminoma in an undescended testis. Radiology. 2004;231(2):388-392.
7. Moch H, Cubilla AL, Humphrey PA, Reuter VE, Ulbright TM. The 2016 WHO classification of tumours of the urinary system and male genital organs-part A: Renal, penile, and testicular tumours. Eur Urol. 2016;70(1):93-105.
8. Cấn Xuân Hạnh: Đánh giá kết quả điều trị ung thư tinh hoàn tại Bệnh viện K từ 2005 đến 2013. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Y Hà Nội; 2014.
9. Woldu SL, Bagrodia A. Update on epidemiologic considerations and treatment trends in testicular cancer. Curr Opin Urol. 2018;28(5):440-447.
10. Nguyễn Văn Nam. Đánh giá kết quả điều trị ung thư tinh hoàn tại BV Hữu Nghị Việt Đức và BV K giai đoạn 2010 - 2017. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Y Hà Nội; 2018.
11. Trần Thiện Khiêm. Đánh giá kết quả sống còn trong điều trị ung thư tinh hoàn. Tạp chí Y học Tp.Hồ Chí Minh. 2022;26(1).
12. Trần Quốc Hùng. Đánh giá kết quả điều trị ung thư tinh hoàn và một số yếu tố tiên lượng các thể bệnh thường gặp (1988 - 2005). Luận án tiến sỹ y học. Học viện Quân Y; 2007.
13. Schaffar R, Pant S, Bouchardy C, Schubert H, Rapiti E. Testicular cancer in Geneva, Switzerland, 1970 - 2012: Incidence trends, survival and risk of second cancer. BMC Urol. 2019;19(1):64.