1. Ứng dụng cộng hưởng từ khuếch tán sức căng trong phẫu thuật u tế bào thần kinh đệm liên quan tới bó tháp

Nguyễn Duy Linh, Dương Đại Hà, Nguyễn Duy Hùng, Phạm Hoàng Anh, Phạm Tuấn Dũng, Chu Thành Hưng, Đồng Văn Hệ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Cộng hưởng từ khuếch tán sức căng (Diffusion tensor imaging - DTI) cho thấy những thay đổi trong chất trắng, cũng như mối quan hệ giữa khối u và các cấu trúc khác. DTI giúp cải thiện kết quả phẫu thuật và tăng độ an toàn khi phẫu thuật lấy u thần kinh đệm ở những vùng chức năng, đặc biệt là vùng chức năng vận động. Chúng tôi nghiên cứu tiến cứu với 50 bệnh nhân từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022 tại Trung tâm phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Việt Đức và ghi nhận các khối u thần kinh đệm bậc cao thường có tổn thương thâm nhiễm và phá huỷ bó tháp trên phim chụp cộng hưởng từ khuếch tán sức căng, trong khi các khối u thần kinh đệm bậc thấp thường gặp tổn thương bình thường và đè đẩy bó tháp. Điểm sức cơ sau phẫu thuật cải thiện và bảo tồn ở 90% bệnh nhân, trong khi điểm mRS không đổi hoặc cải thiện chiếm 86%. Áp dụng chụp cộng hưởng từ khuếch tán sức căng kết hợp định vị thần kinh trong phẫu thuật vi phẫu u não thần kinh đệm vùng chức năng vận động giúp cải thiện kết quả phẫu thuật của bệnh nhân sau phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Louis DN, Perry A, Reifenberger G, et al. The 2016 World Health Organization Classification of Tumors of the Central Nervous System: A summary. Acta Neuropathol (Berl). doi: 10.1007/s00401016-1545-1.
2. Võ Văn Nho, Võ Tấn Sơn. Phẫu Thuật Thần Kinh. Nhà xuất bản Y học, 2013.
3. Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Duy Hùng. Đặc điểm tổn thương sợi trục của u thần kinh đệm trên cộng hưởng từ khuếch tán sức căng. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2021; 145(9): 129-137. https://doi.org/10.52852/tcncyh.v145i9.356.
4. Dương Đại Hà, Phạm Tuấn Dũng, Phạm Hoàng Anh, và cs. Kết quả phẫu thuật u não trong trục ứng dụng cộng hưởng từ khuếch tán sức căng và định vị thần kinh trong mổ. Tạp chí Ngoại khoa và Phẫu thuật nội soi Việt Nam. 2021; (4)11: 98-104.
5. Phạm Văn Hữu, Bùi Quang Tuyển, Đồng Văn Hệ, và cs. Đánh giá kết quả điều trị u não loại tế bào thần kinh đệm ác tính. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; 1(511): 235-239. doi: 10.51298/vmj.v511i1.2088.
6. Bagadia A, Purandare H, Misra BK, Gupta S. Application of magnetic resonance tractography in the perioperative planning of patients with eloquent region intra-axial brain lesions. J Clin Neurosci. Published online 2011. doi: 10.1016/j.jocn.2010.08.026.
7. Soni N, Mehrotra A, Behari S, Kumar S, Gupta N. Diffusion-tensor Imaging and Tractography Application in Pre-operative Planning of Intra-axial Brain Lesions. Cureus Publ Online Oct 3 2017. doi: 10.7759/ cureus.1739.
8. Shalan J, Ahmed Y. Soliman, Ibrahim A. Nassar, et al. Surgical planning in patients with brain glioma using diffusion tensor MR imaging and tractography. Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine. 2021; 52:110. https://doi.org/10.1186/s43055-021-00490-5.
9. Schneider J, Ami B. Ravala Karen Black, Michael Schuldera. Diffusion Tensor Imaging Color-Coded Maps: An Alternative to Tractography. Stereotact Funct Neurosurg. 2021;99:295-304. doi: 10.1159/000512092.