8. U màng não góc cầu - tiểu não trước và sau ống tai trong: chẩn đoán và kết quả phẫu thuật
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
U màng não góc cầu - tiểu não là loại u thường gặp thứ hai ở vùng góc cầu - tiểu não. Tùy thuộc vào vị trí bám của u vào màng cứng, mà mối liên quan giữa u và các cấu trúc mạch máu-thần kinh quan trọng ở vùng góc cầu - tiểu não có sự khác biệt. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của vị trí u màng não trước và sau ống tai trong đến triệu chứng lâm sàng, hình ảnh và kết quả phẫu thuật. Phương pháp: nghiên cứu tiến cứu trên 33 bệnh nhân được điều trị bằng vi phẫu thuật từ 8/2020 đến 8/2022 tại Bệnh viện Việt Đức. Kết quả: Tuổi trung bình của 27 nữ (85%) và 6 (15%) nam là 54 ± 12. Dựa theo vị trí của u so với ống tai trong, có 16 ca trước ống tai trong (49%) và 17 ca sau ống tai trong (51%). Thời gian chẩn đoán của nhóm sau ống tai trong muộn hơn nhóm trước ống tai trong (16,5 tháng so với 9,7 tháng), kích thước u trung bình của 2 nhóm không khác biệt nhưng khi có chèn ép thân não, kích thước trung bình của nhóm sau ống tai trong lớn hơn nhóm trước ống tai trong (49 mm so với 44mm). Triệu chứng lâm sàng của nhóm sau ống tai trong liên quan đến triệu chứng của tiểu não, trong khi triệu chứng của dây V đều đến từ nhóm trước ống tai trong. Khả năng lấy u toàn bộ u của nhóm trước ống tai trong là 31% và nhóm sau ống tai trong là 71%. Kết quả bảo tồn dây VII của nhóm trước ống tai trong thấp hơn nhóm sau ống tai trong (44% so với 82%). Điểm Karnofsky sau mổ của nhóm sau ống tai trong có cải thiện trong khi nhóm trước ống tai trong không thay đổi. Kết luận: Phân loại u màng não góc cầu - tiểu não theo vị trí trước và sau ống tai trong đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị, ảnh hưởng đến triệu chứng lâm sàng, chiến lược phẫu thuật cũng như kết quả phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
U màng não góc cầu-tiểu não, trước ống tai trong, sau ống tai trong, vi phẫu thuật
Tài liệu tham khảo
2. Bassiouni H, Hunold A, Asgari S, Stolke D. Meningiomas of the posterior petrous bone: functional outcome after microsurgery. J Neurosurg. Jun 2004; 100(6): 1014-24. doi:10.3171/jns.2004.100.6.1014.
3. Schaller B MA, Gratzl O, Probst R Premeatal and retromeatal cerebellopontine angle meningioma. Two distinct clinical entities. Acta Neurochir (Wien). 1999;141(5):465–471.
4. Agarwal V, Babu R, Grier J, et al. Cerebellopontine angle meningiomas: postoperative outcomes in a modern cohort. Neurosurg Focus. Dec 2013; 35(6): E10. doi:10.3171/2013.10.FOCUS13367.
5. Voss NF VF, Heilman CB, Robertson JH Meningiomas of the cerebellopontine angle. Surg Neurol. 2000; 53(5): 439–446.
6. Franco DeMonte MWM, Ossama Al-Mefty. Al-Mefty’s Meningiomas. 2nd ed. Thieme; 2011.
7. Nakamura M RF, Dormiani M, Matthies C, Vorkapic P, Samii M. Facial and cochlear nerve function after surgery of cerebellopontine angle meningiomas. Neurosurgery. 2005; 57(1): 77–90.
8. Hunter JB, Weaver KD, Thompson RC, Wanna GB. Petroclival meningiomas. Otolaryngol Clin North Am. Jun 2015; 48(3): 477-90. doi:10.1016/j.otc.2015.02.007.
9. Kane AJ, Sughrue ME, Rutkowski MJ, Berger MS, McDermott MW, Parsa AT. Clinical and surgical considerations for cerebellopontine angle meningiomas. J Clin Neurosci. Jun 2011; 18(6): 755-9. doi:10.1016/j.jocn.2010.09.023.
10. Baroncini M TL, Reyns N, Schapira S, Vincent C, Lejeune JP. Retrosigmoid approach for meningiomas of the cerebellopontine angle: results of surgery and place of additional treatments. Acta Neurochir (Wien). 2011; 153(10): 1931-40. doi:10.1007/s00701-011-1090-6.
11. Sekhar LN PJJ. Cerebellopontine angle meningiomas: Microsurgical excision and follow-up results. J Neurosurg. 1984; 60: 500-505.
12. Thomas NW, King TT. Meningiomas of the cerebellopontine angle. A report of 41 cases. Br J Neurosurg. Feb 1996; 10(1): 59-68. doi:10.1080/02688699650040539.
13. Xu F, Karampelas I, Megerian CA, Selman WR, Bambakidis NC. Petroclival meningiomas: an update on surgical approaches, decision making, and treatment results. Neurosurg Focus. Dec 2013; 35(6): E11. doi:10.3171/2013.9.FOCUS13319.
14. D’Amico RS, Banu MA, Petridis P, et al. Efficacy and outcomes of facial nerve-sparing treatment approach to cerebellopontine angle meningiomas. J Neurosurg. Dec 2017; 127(6): 1231-1241. doi:10.3171/2016.10.JNS161982.
15. Wu ZB, Yu CJ, Guan SS. Posterior petrous meningiomas: 82 cases. J Neurosurg. Feb 2005; 102(2): 284-9. doi:10.3171/jns.2005.102.2.0284.