9. Đánh giá chất lượng cuộc sống ở trẻ nghe kém sau cấy ốc tai điện tử tại Bệnh viện Nhi Trung ương, năm 2020-2021

Trần Mỹ Hương, Nguyễn Đăng Vững, Nguyễn Tuyết Xương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau không đối chứng này nhằm đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống ở 36 trẻ em cấy ốc tai điện tử tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2020 - 2021. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi KINDL cho nhóm trẻ 2 - 6 tuổi và 7 - 10 tuổi nhằm đánh giá điểm chất lượng cuộc sống của trẻ trước khi cấy ốc tai điện tử, sau cấy 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng. Kết quả cho thấy điểm chất lượng cuộc sống tăng có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các khía cạnh sau 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng cấy ốc tai điện tử so với trước khi cấy ốc tai điện tử. Ở nhóm 2  - 6 tuổi, tổng điểm chất lượng cuộc sống trước khi cấy, sau cấy 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng lần lượt là 42,5; 54,7; 69,4 và 73,7. Sự cải thiện điểm chất lượng cuộc sống có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tương tự, ở nhóm trẻ 7 - 10 tuổi, tổng điểm chất lượng cuộc sống đã cải thiện đáng kể, có ý nghĩa thống kê tại 3 thời điểm (3, 6, 12 tháng) sau cấy ốc tai điện tử so với trước cấy ốc tai điện tử. Nghiên cứu cho thấy độ tuổi khi cấy ốc tai điện tử và tuổi phát hiện nghe kém tương quan nghịch có nghĩa thống kê với tổng điểm chất lượng cuộc sống 12 tháng sau cấy ốc tai điện tử ở nhóm trẻ 2 - 6 tuổi, lần lượt r = -0,517 (p = 0,004) và r = -0,633 (p < 0,001). Không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới tính trẻ với điểm chất lượng cuộc sống ở bất kỳ thời điểm nào sau cấy ốc tai điện tử ở tất cả trẻ tham gia nghiên cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. World Hearing Day 2021 [Available from: https://www.who.int/deafness/world-hearing-day/World-Hearing-Day-Infographic-EN.pdf.
2. Lam A, Stringer P, Toizumi M, et al. An international partnership analysis of a cohort of Vietnamese children with hearing impairment. Speech, Language and Hearing. 2016; 19: 27 - 35.
3. Xuong N, Tran VD. Prevalence of hearing loss among preschool children in Hanoi, Vietnam. International Journal of Contemporary Pediatrics. 2019.
4. Xuong N, Vung N, Huong T, et al. Situation of hearing loss among children aged 2 to 5 at kindergartens in Hai Duong province, Vietnam. Systematic Reviews in Pharmacy. 2019; 10(1): 179-183.
5. Xuong N, Tran V. Risk factors of hearing loss among preschool children in Hanoi, Vietnam. International Journal of Community Medicine and Public Health 2019; 6(7).
6. Qi S, Mitchell RE. Large-scale academic achievement testing of deaf and hard-of-hearing students: past, present, and future. Journal of Deaf Studies and Deaf Education. 2012; 17(1): 1-18.
7. WHO. Deafness and hearing loss Geneva: WHO Media centre; 2021 [Available from: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/deafness-and-hearing-loss.
8. Mathers C, Smith A, Concha M. Global burden of hearing loss in the year 2000. Geneva: WHO; 2000.
9. Duarte I, Santos CC, Rego G, et al. School failure in students who are normal-hearing or deaf: with or without cochlear implants. Springer Plus. 2016; 5: 237-237.
10. Nguyễn Xuân Nam. Nghiên cứu thăm dò chức năng nghe, chẩn đoán hình ảnh và đánh giá kết quả thính lực của trẻ cấy điện cực ốc tai. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội. 2017.
11. The WHOQOL Group, editor The Development of the World Health Organization Quality of Life Assessment Instrument (the WHOQOL)1994; Berlin, Heidelberg: Springer Berlin Heidelberg.
12. Roland L, Fischer C, Tran K, et al. Quality of Life in Children with Hearing Impairment: Systematic Review and Meta-analysis. Otolaryngology - Head and Neck Surgery. 2016; 155(2): 208-219.
13. Tanamati L, Costa O, Bevilacqua M. Long-term results by using cochlear Implants on children: Systematic review. Arquivos Internacionais de Otorrinolaringologia. 2011; 15: 365-375.
14. Silva JdM, Yamada MO, Guedes EG, et al. Factors influencing the quality of life of children with cochlear implants. Brazilian Journal of Otorhinolaryngology. 2020; 86(4): 411-418.
15. Alnuhayer O, Alshawi Y, Julaidan B, et al. Quality of Life and Cochlear Implant: Results in Saudi Children. Cureus. 2020; 12(12): e11968.
16. Niemensivu R, Roine RP, Sintonen H, et al. Health-related quality of life in hearing-impaired adolescents and children. Acta Otolaryngol. 2018; 138(7): 652-658.
17. Ravens-Sieberer U, Monika B. KINDLR Questionnaire for Measuring Health-Related Quality of Life in Children and Adolescents - Manual. 2000.
18. Warner-Czyz AD, Loy B, Roland PS, et al. Parent versus child assessment of quality of life in children using cochlear implants. Int J Pediatr Otorhinolaryngol. 2009; 73(10): 1423-1429.
19. Warner-Czyz AD, Loy B, Tobey EA, et al. Health-related quality of life in children and adolescents who use cochlear implants. Int J Pediatr Otorhinolaryngol. 2011; 75(1): 95-105.
20. Huber M. Health-related quality of life of Austrian children and adolescents with cochlear implants. Int J Pediatr Otorhinolaryngol. 2005; 69(8): 1089-1101.
21. Plath M, Marienfeld T, Sand M, et al. Prospective study on health-related quality of life in patients before and after cochlear implantation. Eur Arch Otorhinolaryngol. 2022; 279(1): 115-125.
22. Nguyễn Tuyết Xương. Ốc tai điện tử ở trẻ em. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học; 2019.
23. Noroozi M, Nikakhlagh S, Angali KA, et al. Relationship between age at cochlear implantation and auditory speech perception development skills in children. Clinical Epidemiology and Global Health. 2020; 8(4): 1356-1359.
24. Geers AE, Nicholas JG, Moog JS. Estimating the Influence of Cochlear Implantation on Language Development in Children. Audiol Med. 2007; 5(4): 262-273.
25. Loy B, Warner-Czyz AD, Tong L, et al. The children speak: An examination of the quality of life of pediatric cochlear implant users. Otolaryngology–Head and Neck Surgery. 2010; 142(2): 247-253.