22. Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một đường rạch điều trị bệnh hirschsprung ở trẻ em
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Phẫu thuật nội soi một đường rạch (PTNSMĐR) có nhiều ưu điểm song ít được áp dụng ở trẻ em. Chúng tôi ứng dụng quy trình PTNSMĐR trong điều trị bệnh Hirschsprung ở trẻ em và đánh giá kết quả của phương pháp này. Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 93 bệnh nhân bệnh Hirschsprung tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2021. Kết quả có tỷ lệ nam:nữ là 10,6:1, tuổi trung bình 3,27 tháng. Vô hạch ở trực tràng 66 trường hợp, đại tràng sigma 24 trường hợp, đại tràng trái 3 trường hợp. Thời gian mổ trung bình 70,3 ± 30,3 phút, thời gian hậu phẫu trung bình 5,2 ± 2,7 ngày. Không có tử vong, biến chứng chủ yếu viêm ruột (16,1%) với thời gian theo dõi trung bình 22,1 tháng. Như vậy, PTNSMĐR an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh Hirschsprung. Phương pháp này có ưu điểm ít sang chấn, nhanh hồi phục và thẩm mỹ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh Hirschsprung, phẫu thuật nội soi một đường rạch, phình đại tràng bẩm sinh
Tài liệu tham khảo
2. Muensterer OJ, Chong A, Hansen EN et al. Single-incision laparoscopic endorectal pull-through (SILEP) for Hirschsprung’s disease. J Gastrointest Surg. 2010; 14(12): 1950-1954.
3. Tang ST, Yang Y, Li SW et al. Single-incision laparoscopic versus conventional laparoscopic endorectal pull-through for Hirschsprung’s disease: a comparison of short-term surgical results. J Pediatr Surg. 2013; 48(9): 1919-1923.
4. Xia X, Li N, Wei J, et al. Single-incision laparoscopic versus conventional laparoscopic surgery for Hirschsprung’s disease: A comparison of medium-term outcomes. J Pediatr Surg. 2016; 51(3): 440-443.
5. Trần Anh Quỳnh, Nguyễn Thanh Liêm, Phạm Duy Hiền, và cộng sự. Đánh giá kết quả bước đầu của phẫu thuật phẫu thuật nội soi một đường rạch điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ em. Kỉ yếu Hội nghị Ngoại nhi và chu sinh toàn quốc lần thứ XI, Ninh Bình, ngày 15 – 18/9/2016, Hội phẫu thuật Nhi Việt Nam, 142.
6. Nguyễn Thanh Liêm, Bùi Đức Hậu, Trần Anh Quỳnh, Vũ Hồng Anh. So sánh kết quả ban đầu giữa hai phương pháp phẫu thuật một thì nội soi và đường qua hậu môn điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh. Y Học TP Hồ Chí Minh. 2011; 15(3): 33-36.
7. Kozlov Y, Novozhilov V, Baradieva P, et al. Single-incision pediatric endosurgery in newborns and infants. World J Clin Pediatr. 2015; 4(4): 55-65.
8. Clavien PA, Barkun J, de Oliveira ML, et al. The Clavien-Dindo Classification of Surgical Complications. Ann Surg. 2009; 250(2): 187-196.
9. Gosain A, Frykman PK, Cowles RA, et al. Guidelines for the diagnosis and management of Hirschsprung-associated enterocolitis. Pediatr Surg Int. 2017; 33(5): 51-521.
10. Pastor A, Osman F, Teitelbaum D, et al. Development of a standardized definition for Hirschsprung’sassociated enterocolitis: A Delphi analysis. J Pediatr Surg. 2009; 44: 251-256.
11. Wang Yj, He Yb, Chen L, et al. Laparoscopic-assisted Soave procedure for Hirschsprung disease: 10-year experience with 106 cases. BMC Surg. 2022; 22: 72.
12. Lin Z, Lin Y, Bai J, et al. Outcomes of preoperative anal dilatation for Hirschsprung disease. J Pediatr Surg. 2021; 56(3): 483–6.