27. Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả can thiệp động mạch vành qua da cấp cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Nguyễn Huy Lợi, Phạm Mạnh Hùng, Dương Đình Chỉnh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tái tưới máu sớm phục hồi dòng chảy trong lòng động mạch vành bị tắc nghẽn ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có ST chênh lên (STEMI) là việc tối cấp thiết ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và kết cục lâu dài cho bệnh nhân STEMI điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Chúng tôi tiến hành đề tài nhằm đánh giá thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thời gian can thiệp động mạch vành qua da (PCI) ở bệnh nhân STEMI tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An qua đó cải thiện các quá trình làm chậm trễ thời gian can thiệp cấp cứu. Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu, đối tượng là bệnh nhân STEMI được PCI thì đầu từ 1/2017 - 12/2018 tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Kết quả có 156 bệnh nhân, tuổi trung bình: 69,16 ± 11,56 (năm); nam chiếm 69,2%; thời gian cửa-bóng (D2B): 206,64 ± 124,08 phút; thời gian nằm viện 11,43 ± 41,45 ngày; tỷ lệ tử vong 10,9%. Tỷ lệ tử vong, ngày điều trị, D2B còn khá cao so với các khu vực khác trong nước và quốc tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Mạnh Hùng. Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên. Lâm sàng tim mạch học. Nhà xuất bản Y học; Hà Nội 2019:545-579.
2. Danchin N. Systems of care for ST-segment elevation myocardial infarction: impact of different models on clinical outcomes. JACC Cardiovasc Interv. 2009 Oct;2(10):901-8.
3. O’Gara P.T, Kushner F.G, Ascheim D. D, et al. 2013 ACCF/AHA guideline for the management of ST-elevation myocardial infarction: a report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines. Circulation. 2013;127(4):362-425.
4. Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam. Tóm tắt khuyến cáo về chẩn đoán và xử trí nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên 2019. Tạp chí Tim mạch học. 2019.
5. Lê Thị Hợp và CS. Tình trạng béo phì và rối loạn chuyển hóa ở Việt Nam. Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm-Viện Dinh dưỡng. 2008;4(3&4).
6. Mack M. and A. Gopal. Epidemiology, traditional and novel risk factors in coronary artery disease. Cardiol Clin. 2014;32(3):323-32.
7. Nguyễn Quang Tuấn. Đánh giá kết quả sớm của phương pháp can thiệp động mạch vành qua da trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp. Tạp chí Y học thực hành. 2005;504(2):71-75.
8. Trần Hòa và CS. Kết quả can thiệp động mạch vành tiên phát (thì đầu) trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2012;16(1):94-100.
9. Phạm Văn Hùng và CS. Đánh giá kết quả chụp và can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh viện Đà Nẵng. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. 2014;68:117-122.
10. Đỗ Hồng Kiên. Đánh giá kết quả sớm của phương pháp can thiệp động mạch vành qua da trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp đến muộn. Luận văn Thạc sỹ Y học,Trường Đại học Y Hà Nội; 2012.
11. Windecker S, P. Kolh and F. Alfonso. 2014 ESC/EACTS Guidelines on myocardial revascularization The Task Force on Myocardial Revascularization of the European Society of Cardiology (ESC) and the European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS)Developed with the special contribution of the European Association of Percutaneous Cardiovascular Interventions (EAPCI). European Heart Journal. 2014;35(37):2541-2619.
12. Vũ Quang Ngọc. Nghiên cứu mức độ tái tưới máu cơ tim sau can thiệp động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội; 2011.
13. Zijlstra F. et al. Clinical characteristics and outcome of patients with early (< 2h), intermediate (2 - 4h) and late (> 4h) presentation treated by primary coronary angioplasty or thrombolytic therapy for acute myocardial infarction. Eur Heart J. 2002;23(7):550-7.
14. Fröbert O. et al. Thrombus Aspiration during ST-Segment Elevation Myocardial Infarction. New England Journal of Medicine. 2013;369(17):1587-1597.