15. Đặc điểm lâm sàng triệu chứng đau ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn

Vũ Sơn Tùng, Eric Hahn, Nguyễn Văn Tuấn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Các bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn thường biểu hiện một loạt các triệu lâm sàng đa dạng, bao gồm cả những phàn nàn về cảm xúc và cơ thể. Đau là một triệu chứng cơ thể phổ biến ở nhóm bệnh nhân này. Nghiên cứu được thực hiện trên 109 bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2021. Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích chùm ca bệnh. Kết quả thu được: tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 48,67 ± 15,08. Tỉ lệ nữ:nam xấp xỉ 2,6:1. Có 61 bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn (55,96%) có triệu chứng đau. Trong các vị trí đau được ghi nhận, đau đầu mặt cổ xuất hiện thường xuyên nhất (41,28%). Phần lớn bệnh nhân cho thấy: đau một vị trí (49,18%), đau kiểu tức nặng (75,41%), đau xuất hiện từ từ (90,16%), tính chất đau dao động trong ngày (32,79%), đau tăng lên khi gặp stress (62,30%), không có yếu tố rõ rệt giúp giảm đau (59,02%) và đau làm giảm chất lượng lao động, sinh hoạt (81,97%). So sánh trước và sau khi điều trị 4 tuần, điểm số đau theo thang VAS và điểm số trầm cảm theo thang HAM-D đều giảm có ý nghĩa thống kê với p đều bằng 0,000 (< 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Depression and Other Common Mental Disorders: Global Health Estimates. World Health Organization; 2017. Accessed October 2, 2022. https://apps.who.int/iris/handle/10665/254610
2. Otte C, Gold SM, Penninx BW, et al. Major depressive disorder. Nat Rev Dis Primer. 2016; 2(1): 1-20. doi:10.1038/nrdp.2016.65
3. World Health Organization. The ICD-10 Classification of Mental and Behavioural Disorders, Clinical Descriptions and Diagnostic Guidelines. 10th ed.; 1992.
4. Sadock BJ, Sadock VA, Ruiz P. Kaplan and Sadock’s Comprehensive Textbook of Psychiatry. Wolters Kluwer Health; 2017.
5. Sheng J, Liu S, Wang Y, Cui R, Zhang X. The Link between Depression and Chronic Pain: Neural Mechanisms in the Brain. Neural Plast. 2017; 2017: 9724371. doi:10.1155/2017/9724371.
6. Bair MJ, Robinson RL, Katon W, Kroenke K. Depression and Pain Comorbidity: A Literature Review. Arch Intern Med. 2003; 163(20): 2433-2445. doi:10.1001/archinte.163.20.2433
7. Agüera-Ortiz L, Failde I, Mico JA, Cervilla J, López-Ibor JJ. Pain as a symptom of depression: prevalence and clinical correlates in patients attending psychiatric clinics. J Affect Disord. 2011; 130(1-2): 106-112. doi:10.1016/j.jad.2010.10.022
8. Boonstra AM, Schiphorst Preuper HR, Balk GA, Stewart RE. Cut-off points for mild, moderate, and severe pain on the visual analogue scale for pain in patients with chronic musculoskeletal pain. Pain. 2014; 155(12): 2545-2550. doi:10.1016/j.pain.2014.09.014.
9. Rohan KJ, Rough JN, Evans M, et al. A Protocol for the Hamilton Rating Scale for Depression: Item Scoring Rules, Rater Training, and Outcome Accuracy with Data on its Application in a Clinical Trial. J Affect Disord. 2016; 200: 111-118. doi:10.1016/j.jad.2016.01.051.
10. American Psychiatric Association. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders,. Fifth Edition. American Psychiatric Publishing,; 2013.
11. Nguyễn Trọng Hiến. Nghiên cứu đặc điểm đau ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần. Luận Văn Bác Sỹ Nội Trú Đại Học Hà Nội. Published online 2016.
12. Ohayon MM, Schatzberg AF. Using Chronic Pain to Predict Depressive Morbidity in the General Population. Arch Gen Psychiatry. 2003;60(1):39-47. doi:10.1001/archpsyc.60.1.39.