20. Bệnh Graves ở trẻ nam dưới 4 tuổi: Báo cáo loạt ca bệnh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bệnh Graves, nguyên nhân chính gây cường giáp là bệnh lý hiếm gặp ở nhóm trẻ dưới 4 tuổi, đặc biệt là trẻ nam với biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Cường giáp ở trẻ nhỏ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của trẻ. Chúng tôi báo cáo ba trường hợp mắc bệnh Graves ở trẻ nam được chẩn đoán lần lượt ở 44 tháng, 31 tháng và 44 tháng tuổi. Trường hợp 1 và 2 có bướu cổ độ II, trường hợp 3 không có bướu cổ. Cả ba trẻ đều có lồi mắt và nhịp tim nhanh tại thời điểm chẩn đoán. Trường hợp 1 sau đó đã xuất hiện block nhĩ thất cấp 1. Hai trong ba trường hợp đã nhiễm SARS-CoV-2 trước khi chẩn đoán (trường hợp 1 và 3). Xét nghiệm có chỉ số triiodothyronine (T3) và free thyroxine (FT4) trong huyết thanh tăng cao. Nồng độ T3 lần lượt là 7,49; 7,92 và 10 nmol/L, nồng độ FT4 lần lượt là 70,7; 104,8 và 86,6 pmol/L. Nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) giảm, lần lượt là 0,01; 0,04 và 0,005 mIU/L. Nồng độ kháng thể kháng TSH (TRAb) tăng cao, lần lượt là 40; 22.2 and 11.6 U/L. Siêu âm tuyến giáp cho thấy hình ảnh tuyến giáp to lan tỏa, nhu mô tuyến giáp giảm âm ở trường hợp 1 và 2; bình thường ở trường hợp 3. Cả ba trẻ đều được điều trị bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp và đáp ứng với điều trị trong những tháng đầu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh Graves, trẻ nhỏ, trẻ nam
Tài liệu tham khảo
2. Lavard L, Ranlov I, Perrild H, et al. Incidence of juvenile thyrotoxicosis in Denmark, 1982-1988, A nationwide study. Eur J Endocrinol. 1994; 130: 565–568. doi:10.1530/eje.0.1300565.
3. Havgaard KR, Smedegård AM, Hansen D. Increasing Incidence of Juvenile Thyrotoxicosis in Denmark: A Nationwide Study, 1998-2012. HormoneResearch in Paediatrics. 2015; 84(2): 102–107. doi:10.1159/000430985.
4. LégerJ, KaguelidouF, AlbertiC, et al. Graves’ disease in children. Best Practice & Research Clinical Endocrinology & Metabolism. 2014; 28(2): 233–243. doi:10.1016/j.beem.2013.08.008.
5. Yo HH, Eun CC, Sin-Ae P. A 3-year-old girl with Graves’ disease with literature review. Ann Pediatr Endocrinol Meta. 2014; 19(3): 154-158. doi:10.6065/apem.2014.19.3.154.
6. Osman F, Ayuk J, Dale J, et al. Thyrotoxicosis with heart block. J R Soc Med. 2001; 94(7): 346-8. doi:10.1177/014107680109400708.
7. Kaguelidou F, Alberti C, Castanet M, et al. Predictors of autoimmune hyperthyroidism relapse in children after discontinuation of antithyroid drug treatment. J Clin Endocrinol Metab. 2008; 93(10): 3817–26. doi:10.1210/jc.2008-0842.
8. Ghareebian H, Mariash C. COVID-19-Induced Graves’ Disease. Cureus2022; 14(2):e22260. doi:10.7759/cureus.22260.
9. Mooij CF, Cheetham TD, Verburg FA, et al. 2022 European Thyroid Association Guideline for management of pediatric Graves’ disease. Eur Thyroid J. 2022 Jan 1; 11(1): e210073. doi: 10.1530/ETJ-21-0073.
10. Rebecca SBC, Henry BB, David SC, et al. Hyperthyroidism and other causes of thyrotoxicosis management guidelines of the American Thyroid Association and American Association of Clinical Endocrinologists. Thyroid. 2011 Jun; 21(6): 593-646. doi: 10.1089/thy.2010.0417.