23. Hình ảnh cộng hưởng từ động sàn chậu trong bệnh lý sa bàng quang ở nữ giới có rối loạn chức năng sàn chậu
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện với mục đích mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ động sàn chậu của bệnh lý sa bàng quang ở nữ giới có rối loạn chức năng sàn chậu. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang các bệnh nhân có hình ảnh sa bàng quang trên phim chụp cộng hưởng từ động sàn chậu tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 7/2019 đến 7/2022. Nghiên cứu được thực hiện trên 58 bệnh nhân, tuổi trung bình là 59,17 tuổi. Cộng hưởng từ động sàn chậu bộc lộ rõ hình ảnh sa bàng quang ở thì rặn tống phân. Độ hạ thấp cổ bàng quang tăng lên ở thì rặn so với thì nghỉ và tăng lên cùng với mức độ sa bàng quang p < 0,01. Niệu đạo quá di động được chẩn đoán ở 100% các bệnh nhân. Ở thì rặn, chiều dài thành trước âm đạo tăng lên có ý nghĩa so với thì nghỉ, và tăng cùng với mức độ sa bàng quang với p < 0,05. Độ sa bàng quang có mối liên quan với độ mở sàn chậu theo H với p < 0,01, nhưng không có mối liên quan với độ sa sàn chậu theo M với p > 0,05. Cộng hưởng từ động sàn chậu cho thấy là phương pháp giúp đánh giá một cách toàn diện bệnh lý sa bàng quang và các bệnh lý sàn chậu khác đi kèm để từ đó giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sa bàng quang, cộng hưởng từ động sàn chậu
Tài liệu tham khảo
2. El Gharib. Central and Lateral Cystocele. SJRR. 2018; 1(1). doi: 10.33552/ SJRR.2018.01.000505.
3. Nguyễn Trung Vinh. Sàn Chậu Học. Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí Minh; 2015; 50-51.
4. Almeida FGD, Rodríguez LV, Raz S. Magnetic resonance imaging in the diagnosis of pelvic floor disorders. International Braz J Urol. 2002; 28(6): 553-559.
5. Gousse AE, Barbaric ZL, Safir MH, et al. Dynamic half Fourier acquisition, single shot turbo spin-echo magnetic resonance imaging for evaluating the female pelvis. J Urol. 2000; 164(5): 1606-1613.
6. Salvador JC, Coutinho MP, Venâncio JM, Viamonte B. Dynamic magnetic resonance imaging of the female pelvic floor—a pictorial review. Insights Imaging. 2019; 10. doi:10.1186/s13244-019-0687-9.
7. Kumar NM, Khatri G, Christie AL, et al. Supine magnetic resonance defecography for evaluation of anterior compartment prolapse: Comparison with upright voiding cystourethrogram. European Journal of Radiology. 2019; 117:95-101. doi:10.1016/j.ejrad.2019.05.018.
8. Tarhan S, Gümüş B, Temeltaş G, et al. The comparison of MRI findings with severity score of incontinence after pubovaginal sling surgery. Turkish Journal of Medical Sciences. Published online January 1, 2010. doi:10.3906/sag-0904-35.
9. Arian A, Ghanbari Z, Deldar Pasikhani M, et al. Agreement of Manual Exam (POP-Q) with Pelvic MRI in Assessment of Anterior Pelvic Organ Prolapse. Iran J Radiol. 2016; 14(4). doi:10.5812/iranjradiol.38542.
10. Hsu Y, Chen L, Summers A, et al. Anterior vaginal wall length and degree of anterior compartment prolapse seen on dynamic MRI. Int Urogynecol J. 2007; 19(1): 137-142. doi:10.1007/s00192-007-0405-x.
11. Yousuf A, Chen L, Larson K, et al. The length of anterior vaginal wall exposed to external pressure on maximal straining MRI: relationship to urogenital hiatus diameter, and apical and bladder location. Int Urogynecol J. 2014; 25(10): 1349-1356. doi:10.1007/s00192-014-2372-3.