9. Hội chứng Noonan do đột biến đồng hợp tử lặn của gen LZTR1 lần đầu được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Cấn Thị Bích Ngọc, Vũ Chí Dũng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hội chứng Noonan (NS) là hội chứng đa dị tật bẩm sinh di truyền do đột biến trội của các gen PTPN11, SOS1, SOS2, RAF1, KRAS, NRAS, BRAF, SHOC2, CBL, RIT1LZTR1. Điều trị bằng hormone tăng trưởng (GH) có hiệu quả cải thiện chiều cao ở trẻ NS. Chúng tôi mô tả biểu hiện lâm sàng, đột biến gen và kết quả lên tăng trưởng khi điều trị bằng GH ở trẻ mắc NS do đột biến đồng hợp tử lặn của gen LZTR1 tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ca bệnh là trẻ nữ 30 tháng tuổi: chiều cao 82,5cm (< -2SD), 13kg, mặt bất thường: trán dô, sống mũi tẹt, mũi hếch, hai mắt xa nhau, răng sún nhiều, men răng đen xỉn rồi cụt dần và rụng, thừa da cổ, tóc mọc thấp, cẳng tay cong ra ngoài, tim đều, thổi tâm thu 3/6, phổi không ran, lồng ngực rộng, bụng mềm, dây chằng lỏng lẻo. Xét nghiệm: Nhiễm sắc thể 46, XX; X-quang tuổi xương 12 tháng, Siêu âm tim: cơ tim phì đại. Kết quả giải trình tự gen có đột biến đồng hợp tử lặn của gen LZTR1 c.650A>C, p.E217A và bố mẹ là người mang dị hợp tử lặn của gen này. Sau điều trị GH 29 tháng, chiều cao tăng 15,5cm (-1,54 SD). Như vậy NS có thể do đột biến đồng hợp tử lặn của gen LZTR1 và bước đầu điều trị GH có hiệu quả cải thiện chiều cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Allanson JE. Noonan syndrome. Am J Med Genet C Semin Med Genet. 2007;145C(3):274-279. doi: https://doi.org/10.1002/ajmg.c.30138.
2. van der Burgt I. Noonan syndrome. Orphanet J Rare Dis. 2007;2(1):4. doi: 10.1186/1750-1172-2-4.
3. Romano AA, Allanson JE, Dahlgren J, et al. Noonan Syndrome: Clinical Features, Diagnosis, and Management Guidelines. PEDIATRICS. 2010;126(4):746-759. doi: 10.1542/peds.2009-3207.
4. Zavras N, Meazza C, Pilotta A, et al. Five-year response to growth hormone in children with Noonan syndrome and growth hormone deficiency. Ital J Pediatr. 2015;41. doi: 10.1186/s13052-015-0183-x.
5. Members of the Undiagnosed Diseases Network, Johnston JJ, van der Smagt JJ, et al. Autosomal recessive Noonan syndrome associated with biallelic LZTR1 variants. Genet Med. 2018;20(10):1175-1185. doi: 10.1038/gim.2017.249.
6. Collins E, Turner G. The Noonan syndrome - a review of the clinical and genetic features of 27 cases. J Pediatr. 1973;83(6):941-950. doi: 10.1016/S0022-3476(73)80527-X.
7. Dahlgren J. GH Therapy in Noonan Syndrome: Review of Final Height Data. Horm Res Paediatr. 2009;72(Suppl. 2):46-48. doi: 10.1159/000243779.
8. Yamamoto G, Aguena M, Gos M, et al. Rare variants in SOS2 and LZTR1 are associated with Noonan syndrome. J Med Genet. 2015;52. doi: 10.1136/jmedgenet-2015-103018.
9. Chen PC, Yin J, Yu HW, et al. Next-generation sequencing identifies rare variants associated with Noonan syndrome. Proc Natl Acad Sci. 2014;111(31):11473-11478. doi: 10.1073/pnas.1324128111.
10. Abdel-Salam E, Temtamy SA. Familial Turner phenotype. J Pediatr. 1969;74(1):67-72. doi: 10.1016/S0022-3476(69)80009-0.
11. Perin F, Trujillo-Quintero JP, Jimenez-Jaimez J, Rodríguez-Vázquez del Rey M del M, Monserrat L, Tercedor L. Two Novel Cases of Autosomal Recessive Noonan Syndrome Associated With LZTR1 Variants. Rev Esp Cardiol Engl Ed. 2019;72(11):978-980. doi: 10.1016/j.rec.2019.05.002.
12. Burgt I, Brunner H. Genetic heterogeneity in Noonan syndrome: Evidence for an autosomal recessive form. Am J Med Genet. 2000;94:46-51. doi: 10.1002/1096-8628(20000904)94:13.0.CO;2-I.