10. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng chiều cao khi điều trị bằng hormone tăng trưởng ở trẻ nhỏ so với tuổi thai

Cấn Thị Bích Ngọc, Đặng Thị Thanh Huyền, Vũ Chí Dũng, Nguyễn Ngọc Khánh, Bùi Phương Thảo

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Liệu pháp hormone tăng trưởng (GH) đã được chỉ định cho trẻ nhỏ so với tuổi thai (SGA) không bắt kịp tăng trưởng và cho thấy có hiệu quả. Tuy nhiên, đáp ứng tăng trưởng, cả ngắn hạn và dài hạn, đối với điều trị GH ở bệnh nhân SGA là không đồng nhất do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Chúng tôi nghiên cứu 43 trẻ được chẩn đoán chậm tăng trưởng do SGA được điều trị GH trong ít nhất 12 tháng. Trẻ được thăm khám lâm sàng, đánh giá cân nặng, chiều cao tại các thời điểm bắt đầu điều trị và sau mỗi năm điều trị. Kết quả cải thiện chiều cao sẽ được đánh giá theo tuổi thai, tuổi thực, tuổi xương, chiều cao và nồng độ IGF1 khi bắt đầu điều trị. Kết quả thu được gồm 43 trẻ (14 trẻ đẻ non, 29 trẻ đẻ đủ tháng), nhóm 2 - 4 tuổi chiếm 39,5%, 5 - 8 tuổi 37,2%, 9 - 16 tuổi 23,3%. Cải thiện Z-score chiều cao: sau 1 năm điều trị ở các nhóm 2 - 4 tuổi, 5 - 8 tuổi và 9 - 16 tuổi có trung vị là 1,03SD, 0,64SD và 0,5SD, tương ứng; ở trẻ đẻ non và trẻ đủ tháng là 0,92SD và 0,64SD, tương ứng. Có mối liên quan tuyến tính giữa tuổi thực và tuổi xương cũng như chiều cao khi bắt đầu điều trị với sự thay đổi chiều cao sau 1 năm. Tuổi thực và tuổi xương khi bắt đầu điều trị càng nhỏ, tốc độ thay đổi chiều cao sau 1 năm càng nhanh, chiều cao khi bắt đầu điều trị càng thấp sự thay đổi chiều cao sau điều trị càng rõ rệt. Không có mối liên quan giữa tuổi thai và nồng độ IGF1 khi chẩn đoán với sự thay đổi chiều cao. Chỉ định GH cho trẻ chậm tăng trưởng do SGA càng sớm thì hiệu quả cải thiện chiều cao càng tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Clayton PE, Cianfarani S, Czernichow P. Management of the Child Born Small for Gestational Age through to Adulthood: A Consensus Statement of the International Societies of Pediatric Endocrinology and the Growth Hormone Research Society. The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism. 2007;92(3):804-810. doi: 10.1210/jc.2006-2017.
2. Hokken-Koelega ACS, De Ridder MAJ, Lemmen RJ. Children Born Small for Gestational Age: Do They Catch Up? Pediatr Res. 1995;38(2):267-271. doi: 10.1203/00006450-199508000-00022.
3. Kum CD, Rho JG, Park HK, et al. Factors influencing growth hormone therapy effect during the prepubertal period in small for gestational age children without catch-up growth. Ann Pediatr Endocrinol Metab. 2021;26(1):31-37. doi: 10.6065/apem.2040096.048.
4. Wilson TA, Rose SR, Cohen P, et al. Update of guidelines for the use of growth hormone in children: the Lawson Wilkins pediatric endocrinology society drug and therapeutics committee. The Journal of Pediatrics. 2003;143(4):415-421. doi: 10.1067/S0022-3476(03)00246-4.
5. Fenton TR, Kim JH. A systematic review and meta-analysis to revise the Fenton growth chart for preterm infants. BMC Pediatr. 2013;13(1):59. doi: 10.1186/1471-2431-13-59.
6. WHO. Child growth standards: Length/height for age. https://www.who.int/tools/child-growth-standards/standards/length-height-for-age.
7. Adler E, Lambert AS, Bouvattier C, et al. Determinants of Final Height in Patients Born Small for Gestational Age Treated with Recombinant Growth Hormone. Horm Res Paediatr. 2021;94(1-2):52-62. doi: 10.1159/000516557.
8. Ester W, Bannink E, van Dijk M, et al. Subclassification of small for gestational age children with persistent short stature: growth patterns and response to GH treatment. Horm Res. 2008;69(2):89-98. doi: 10.1159/000111812.
9. de Zegher F, Albertsson-Wikland K, Wollmann HA. Growth Hormone Treatment of Short Children Born Small for Gestational Age: Growth Responses with Continuous and Discontinuous Regimens Over 6 Years. The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism. 2000;85(8):2816-2821. doi: 10.1210/jcem.85.8.6719.
10. Ranke MB, Lindberg A, Cowell CT. Prediction of Response to Growth Hormone Treatment in Short Children Born Small for Gestational Age: Analysis of Data from KIGS (Pharmacia International Growth Database). The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism. 2003;88(1):125-131. doi: 10.1210/jc.2002-020867.
11. Simon D, Léger J, Carel JC. Optimal use of growth hormone therapy for maximizing adult height in children born small for gestational age. Best Practice & Research Clinical Endocrinology & Metabolism. 2008;22(3):525-537. doi:10.1016/j.beem.2008.03.003
12. Moon JE, Ko CW. Delayed Bone Age Might Accelerate the Response to Human Growth Hormone Treatment in Small for Gestational Age Children with Short Stature. Int J Endocrinol. 2019;2019:8454303. doi: 10.1155/2019/8454303.
13. Beisti Ortego A, Fuertes Rodrigo C, Ferrer Lozano M, et al. Crecimiento hasta edad adulta en una población nacida pequeña para la edad gestacional tratada con hormona de crecimiento. Medicina Clínica. 2020;154(8):289-294. doi: 10.1016/j.medcli.2019.06.005.