2. Xác định đột biến trên gen SCN1B ở bệnh nhân mắc hội chứng Brugada

Đỗ Thị Kiều Anh, Trần Huy Thịnh, Phạm Lê Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Bình, Trần Vân Khánh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hội chứng Brugada là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đột tử liên quan tim mạch. Đây là một rối loạn điện sinh lý học ở tim bẩm sinh, là hậu quả của đột biến những gen mã hóa kênh dẫn truyền ion trong hệ tim mạch. Một trong số đó là gen SCN1B (Sodium Voltage-Gated Channel Beta Subnit-1), đột biến gen SCN1B gây ra sự giảm chức năng protein kênh Natri β1 (Navβ1). Đề tài được thực hiện nhằm xác định đột biến trên gen SCN1B ở bệnh nhân mắc hội chứng Brugada bằng kỹ thuật giải trình tự gen, dựa trên đối tượng nghiên cứu là DNA tách chiết từ mẫu máu ngoại vi của 50 bệnh nhân được chẩn đoán xác định mắc hội chứng Brugada tại Bệnh viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Tim Hà Nội được tiến hành giải trình tự gen Sanger. Nghiên cứu đã xác định được 3/50 bệnh nhân có đột biến gen SCN1B với 3 loại đột biến trên exon 3, 4 và đều là đột biến điểm (thay thế một nucleotid), trong đó có 1 đột biến chưa từng được báo cáo trên ngân hàng dữ liệu Clinvar.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Antzelevitch C, Brugada P, Borggrefe M, et al. Brugada syndrome: Report of the second consensus conference. Endorsed by the Heart Rhythm Society and the European Heart Rhythm Association. Circulation. 2005;111:659–70.
2. Bezzina CR, Shimizu W, Yang P, et al. A common sodium channel promoter haplotype in Asian subjects underlies variability in cardiac conduction. Circulation. 2006;113:338–442.
3. N. Derval, C.S. Simpson, D.H. Birnie, et al. Prevalence and characteristics of early repolarization in the CASPER registry: cardiac arrest survivors with preserved ejection fraction registry. J Am Coll Cardiol. 2011;58, pp.722-728.
4. Chen Q, Kirsch GE, Zhang D, et al. Genetic basis and molecular mechanism for idiopathic ventricular fibrillation. Nature. 1998 Mar; 19;392(6673):293-6.
5. Antzelevitch C, Yan G-X, Ackerman MJ, et al. J-Wave syndromes expert consensus conference report: Emerging concepts and gaps in knowledge. EP Europace. 2017;19(4):665- 694.doi: 10.1093/europace/euw235.
6. Shimizu W, Matsuo K, Kokubo Y, et al. Sex hormone and gender difference. Role of testosterone on male predominance in Brugada syndrome. J Cardiovasc Electrophysiol. 2007;18:415-21.
7. ClinVar – NCBI. NM_001037.5(SCN1B). c.16G>C (p.Ala6Pro) AND Brugada syndrome 5. Accessed May 16, 2022. https://www.ncbi.nlm.nih. gov/clinvar/?term=NM_001037.5.