19. Tiếp cận chẩn đoán và điều trị viêm gan C tại tuyến huyện: Quan điểm từ người bệnh đồng nhiễm viêm gan C/HIV
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá thuận lợi, khó khăn và tính khả thi về tiếp cận chẩn đoán và điều trị viêm gan C cho bệnh nhân đồng nhiễm viêm gan C/HIV tại tuyến huyện từ quan điểm của người sử dụng dịch vụ. Nghiên cứu định tính với 19 phỏng vấn sâu người sử dụng dịch vụ tại 5 tỉnh từ tháng 6 - 12/2022. Kết quả cho thấy các dịch vụ điều trị VGC và ARV lồng ghép tại cơ sở điều trị tuyến huyện tạo điều kiện cho người bệnh được tiếp cận cùng lúc nhiều dịch vụ, giảm chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian. Cơ sở vật chất tại các cơ sở y tế điều trị viêm gan C được người bệnh đánh giá tốt, quy trình khám điều trị rõ ràng, thủ tục khám, xét nghiệm nhanh, thời gian chờ đợi không quá lâu. 100% bệnh nhân có cải thiện rõ rệt về sức khỏe sau khi hoàn thành phác đồ điều trị viêm gan C. Tuy nhiên, xét nghiệm tải lượng virut lại thực hiện tại các bệnh viện tuyến trên gây khó khăn nhiều cho người bệnh trong việc tiếp cận điều trị và hoàn thành phác đồ. Có hơn 50% người bệnh sẵn sàng cố gắng đồng chi trả tiền thuốc điều trị cùng với bảo hiểm y tế.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm gan C, đồng nhiễm viêm gan C/HIV, tuyến huyện, khả thi
Tài liệu tham khảo
2. Dao D MG, Pham LT, et al. EASL International Liver Fundation: The Vietnam Viral Hepatitis Alliance (V-VHA) dedicated to viral hepatitis initiatives in Vietnam. 2019.
3. Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế. Tăng cường điều trị đồng nhiễm Viêm gan C với HIV. 2022; https://vaac.gov.vn/tang-cuong-dieu-tri-dong-nhiem-viem-gan-c-voi-hiv.html.
4. QSR Q. NVivo qualitative data analysis software. Victoria, Australia: QSR International Pty Ltd. 2008.
5. Bộ Y tế. Các tỉnh thúc đẩy điều trị viêm gan C cho người bệnh đồng nhiễm HIV/VGC. 2022; https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/cac-tinh-thuc-ay-ieu-tri-viem-gan-c-cho-nguoi-benh-ong-nhiem-hiv-vgc.
6. Westbrook R, Dusheiko G. Natural history of hepatitis C. J Hepatol. 2014;61:S58-S68.
7. Boeke CE, Adesigbin C, Agwuocha C, et al. Initial success from a public health approach to hepatitis C testing, treatment and cure in seven countries: the road to elimination. BMJ Global Health. 2020;5(12):e003767.
8. Draper BL, Yee WL, Shilton S, et al. Feasibility of decentralised, task-shifted hepatitis C testing and treatment services in urban Myanmar: implications for scale-up. BMJ open. 2022;12(5):e059639.
9. Farmer T, Brook G, McSorley J, Murphy S, Mohamed A. Using short message service text reminders to reduce ‘did not attend’rates in sexual health and HIV appointment clinics. J International journal of STD AIDS. 2014;25(4):289-293.
10. McLean S, Gee M, Booth A, et al. Targeting the use of reminders and notifications for uptake by populations (TURNUP): a systematic review and evidence synthesis. J Health Services Delivery Research. 2014;2(34).
11. Markby J, Gupta E, Soni D, et al. Feasibility, effectiveness and cost of a decentralized HCV care model among the general population in Delhi, India. J Liver International. 2022;42(3):532-540.