18. Phẫu thuật dàn mỡ ổ mắt qua đường rạch da bờ mi dưới điều trị rãnh lệ sâu

Phạm Thị Việt Dung, Nguyễn Hữu Trọng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Bài báo nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật dàn mỡ ổ mắt qua đường rạch da bờ mi dưới để điều trị tình trạng rãnh lệ sâu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 46 bệnh nhân nữ được phẫu thuật dàn mỡ ổ mắt điều trị rãnh lệ sâu qua đường rạch da bờ mi dưới từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 10 năm 2022. Các biến chứng sau mổ và sự thay đổi về đặc điểm lâm sàng sau 3 tháng được tác giả mô tả. Kết quả: Bệnh nhân được phẫu thuật tuổi từ 32 đến 64 (trung bình 49,28 ± 8,67 tuổi). So sánh giữa đặc điểm lâm sàng trước mổ và sau mổ 3 tháng thấy sự thay đổi đáng khích lệ: Giảm độ của rãnh lệ sâu, thoát vị túi mỡ và độ thừa da. Hầu hết các bệnh nhân hài lòng về phẫu thuật. Các biến chứng chủ yếu là bầm tím (60,9%) và phù kết mạc (32,6 %), tự khỏi không cần can thiệp phẫu thuật lại. Kết luận: Dàn mỡ ổ mắt mi dưới qua đường rạch qua da là phương pháp thích hợp chỉ định cho các trường hợp rãnh lệ sâu kết hợp với thoát vị túi mỡ và thừa da mi dưới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Goldberg RA. The three periorbital hollows: a paradigm for periorbital rejuvenation. Plast Reconstr Surg. 2005;116(6):1796-1804. doi: 10.1097/01.prs.0000185623.36795.38.
2. Stutman RL, Codner MA. Tear Trough Deformity: Review of Anatomy and Treatment Options. Aesthet Surg J. 2012;32(4):426-440. doi: 10.1177/1090820X12442372.
3. Hamra ST. The role of orbital fat preservation in facial aesthetic surgery. A new concept. Clin Plast Surg. 1996;23(1):17-28.
4. Gireesh DP. Tearful Tear Trough: Anatomy, Grading and Management. EyeToday. Published March 18, 2022. Accessed December 26, 2022. https://eyetoday.in/2022/focal-note/tearful-tear-trough-anatomy-grading-and-management/
5. Shah M, Lee G, Lefebvre DR, et al. A cross-sectional survey of the association between bilateral topical prostaglandin analogue use and ocular adnexal features. PloS One. 2013;8(5):e61638. doi: 10.1371/journal.pone.0061638.
6. Morley AMS, Malhotra R. Use of Hyaluronic Acid Filler for Tear-Trough Rejuvenation as an Alternative to Lower Eyelid Surgery. Ophthal Plast Reconstr Surg. 2011;27(2):69-73. doi: 10.1097/IOP.0b013e3181b80f93.
7. Bhattacharjee K, Ghosh S, Ugradar S, et al. Lower eyelid blepharoplasty: An overview. Indian J Ophthalmol. 2020;68(10):2075. doi: 10.4103/ijo.IJO_2265_19.
8. Grant JR, LaFerriere KA. Periocular Rejuvenation: Lower Eyelid Blepharoplasty with Fat Repositioning and the Suborbicularis Oculi Fat. Facial Plast Surg Clin N Am. 2010;18(3):399-409. doi: 10.1016/j.fsc.2010.04.006.
9. Duan R, Wu M, Tremp M, et al. Modified Lower Blepharoplasty with Fat Repositioning via Transconjunctival Approach to Correct Tear Trough Deformity. Aesthetic Plast Surg. 2019;43(3):680-685. doi: 10.1007/s00266-019-01309-5.
10. Williams ZY, Oester AE, Stinnett S, et al. Cosmetic surgery survey of american society of oculoplastic and reconstructive surgery members and a 6-year comparison. Ophthal Plast Reconstr Surg. 2010;26(2):95-99. doi: 10.1097/IOP.0b013e3181b8dc0b.
11. Loeb R. Fat Pad Sliding and Fat Grafting for Leveling Lid Depressions. Clin Plast Surg. 1981;8(4):757-776. doi: 10.1016/S0094-1298(20)30402-8.
12. Liao SL, Wei YH. Fat repositioning via supraperiosteal dissection with internal fixation for tear trough deformity in an Asian population. Graefes Arch Clin Exp Ophthalmol. 2011;249(11):1735-1741. doi: 10.1007/s00417-011-1775-9.
13. Codner MA, Wolfli JN, Anzarut A. Primary Transcutaneous Lower Blepharoplasty with Routine Lateral Canthal Support: A Comprehensive 10-Year Review: Plast Reconstr Surg. 2008;121(1):241-250. doi: 10.1097/01.prs.0000295377.03279.8d.