21. Hội chứng dễ bị tổn thương và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân loãng xương cao tuổi

Trần Viết Lực, Nguyễn Xuân Thanh, Nguyễn Ngọc Tâm, Vũ Thị Thanh Huyền

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hội chứng dễ bị tổn thương (HCDBTT) là một hội chứng lão khoa, xảy ra do sự tích tụ của quá trình suy giảm chức năng nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể, biểu hiện là trạng thái dễ bị tổn thương với các yếu tố về thể chất, xã hội và môi trường. Mục tiêu nghiên cứu nhằm phân tích một số yếu tố liên quan (đặc điểm nhân khẩu học và một số hội chứng lão khoa) với hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân loãng xương cao tuổi. Nghiên cứu cắt ngang trên 392 người bệnh loãng xương trong thời gian từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022 tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương nhằm nhằm mục đích phân tích một số yếu tố liên quan với hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân loãng xương cao tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 23,7% bệnh nhân loãng xương cao tuổi có HCDBTT. Trong nhóm có hội chứng dễ bị tổn thương thì tỷ lệ trầm cảm chiếm 88,2%, tỷ lệ suy dinh dưỡng 50,5%. Qua phân tích hồi quy đa biến, chỉ còn tuổi, trầm cảm, tự đánh giá sức khỏe kém, không thể đi lên và xuống một tầng cầu thang là có khả năng dự đoán HCDBTT một cách độc lập. Tỷ lệ bệnh nhân loãng xương bị HCDBTT chiếm tỷ lệ không nhỏ kèm theo nhiều bệnh đồng mắc, do đó việc đánh giá hội chứng này trên những bệnh nhân loãng xương nên trở thành một quy trình thường quy để có thể phát hiện và đưa ra những biện pháp can thiệp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh cao tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kojima G, Liljas AEM, Iliffe S. Frailty syndrome: Implications and challenges for health care policy. Risk management and healthcare policy. 2019;12:23-30.
2. Vu HTT, Nguyen TX, Nguyen TN, et al. Prevalence of frailty and its associated factors in older hospitalised patients in Vietnam. BMC Geriatr. 2017;17(1):216.
3. Shen Y, Huang X, Wu J, et al. The Global Burden of Osteoporosis, Low Bone Mass, and Its Related Fracture in 204 Countries and Territories, 1990-2019. 2022;13.
4. Meyer F, König H-H, Hajek A. Osteoporosis, Fear of Falling, and Restrictions in Daily Living. Evidence From a Nationally Representative Sample of Community-Dwelling Older Adults. 2019;10.
5. Rolland Y, Abellan van Kan G, Bénétos A, et al. Frailty, osteoporosis and hip fracture: causes, consequences and therapeutic perspectives. The journal of nutrition, health & aging. 2008;12(5):335-346.
6. Siris ES, Adler R, Bilezikian J, et al. The clinical diagnosis of osteoporosis: a position statement from the National Bone Health Alliance Working Group. Osteoporosis international : a journal established as result of cooperation between the European Foundation for Osteoporosis and the National Osteoporosis Foundation of the USA. 2014;25(5):1439-1443.
7. Reis Júnior WM, Carneiro JA, Coqueiro Rda S, et al. Pre-frailty and frailty of elderly residents in a municipality with a low Human Development Index. Revista latino-americana de enfermagem. 2014;22(4):654-661.
8. Charlson ME, Carrozzino D, Guidi J, et al. Charlson Comorbidity Index: A Critical Review of Clinimetric Properties. Psychotherapy and psychosomatics. 2022;91(1):8-35.
9. Mello Ade C, Engstrom EM, Alves LC. Health-related and socio-demographic factors associated with frailty in the elderly: a systematic literature review. Cadernos de saude publica. 2014;30(6):1143-1168.
10. Eyigor S, Kutsal YG, Duran E, et al. Frailty prevalence and related factors in the older adult-FrailTURK Project. Age (Dordrecht, Netherlands). 2015;37(3):9791.
11. Takeuchi H, Uchida HA, Kakio Y, et al. The Prevalence of Frailty and its Associated Factors in Japanese Hemodialysis Patients. Aging and disease. 2018;9(2):192-207.
12. Wang X, Lu Y, Li C, et al. Associations of lifestyle activities and a heathy diet with frailty in old age: a community-based study in Singapore. Aging. 2020;12(1):288-308.