5. Ứng dụng phép đo áp lực điểm són tiểu trong chẩn đoán tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ tại bệnh viện đại học y dược TP. HCM

Đoàn Vương Kiệt, Nguyễn Văn Ân, Phạm Huy Vũ, Lê Trương Tuấn Đạt

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát tỉ lệ suy cơ thắt nội tại niệu đạo dựa vào phép đo áp lực diểm són tiểu (LPP) và các yếu tố liên quan ở phụ nữ tiểu không kiểm soát khi gắng sức (SUI). Đây là nghiên cứu mô tả loạt ca lâm sàng tất cả bệnh nhân nữ SUI có thực hiện đánh giá niệu động lực học đa kênh tại Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. HCM từ 05/2019 đến 07/2021. Chẩn đoán suy cơ thắt nội tại niệu đạo dựa vào phép đo áp lực điểm són tiểu (LPP) với điểm cắt áp dụng theo McGuire. Có 41 phụ nữ SUI thực hiện phép đo áp lực điểm són tiểu, kết quả có 35 TH có nghiệm pháp gắng sức dương tính, 1 TH bị loại do bàng quang kém giãn nở và dung tích bàng quang nhỏ (60mL). Có 41,2% phụ nữ SUI có suy cơ thắt nội tại niệu đạo với LPP ≤ 60 cmH20. Suy cơ thắt nội tại niệu đạo không liên quan đến mức độ nặng của SUI theo phân độ của Stamey. Tình trạng tăng động niệu đạo có tương quan nghịch với suy cơ thắt nội tại niệu đạo (p = 0,024) và tương quan thuận với nghiệm pháp gắng sức với bàng quang trống (p = 0,028). Như vậy, chúng tôi nhận thấy có 41,2% phụ nữ tiểu không kiểm soát khi gắng sức có suy cơ thắt nội tại niệu đạo với LPP ≤ 60cmH20. Phụ nữ SUI khám lâm sàng có niệu đạo không tăng động và nghiệm pháp gắng sức với bàng quang trống dương tính nên được nghi ngờ có tình trạng suy cơ thắt nội tại niệu đạo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Abrams P, Artibani W, Cardozo L, et al. Reviewing the ICS 2002 terminology report: the ongoing debate. Neurourol Urodyn. 2009; 28: 287.
2. McGuire EJ. Pathophysiology of stress urinary incontinence. Rev Urol. 2004; 6 (Suppl 5): S11–S17.
3. Daneshgari Firouz. Valsalva leak point pressure: Steps toward standardization. Current Urology Reports. 2001; 2 (5), pp. 388-391.
4. McGuire EJ, Cespedes RD, O’Connell HE: Leak point pressure. Urol Clin North Am. 1996; 23(2): 253–262.
5. Winters J.C., Dmochowski R. R., Goldman H. B., et al. Urodynamic studies in adults: AUA/SUFU guideline. J Urol. 2012; 188 (6 Suppl), pp. 2464-72.
6. Kadar N. The value of bladder filling in the clinical detection of urine loss and selection of patients for urodynamic testing. Br J Obstet Gynaecol. 1988; 95 (7), pp. 698-704.
7. McLennan M.T., Bent A.E. Supine empty stress test as a predictor of low valsalva leak point pressure. Neurourol Urodyn. 1998; 17 (2), pp. 121-7.
8. Nager C.W., Sirls L., Litman H.J., et al. Baseline urodynamic predictors of treatment failure 1 year after mid urethral sling surgery. J Urol. 2011; 186 (2), pp. 597-603.
9. Nitti VW, Combs AJ. Correlation of Valsalva leak point pressure with subjective degree of stress urinary incontinence in women. J Urol. 1996; 155:281–5. doi: 10.1016/S0022-5347(01)66619-9.
10. Albo M., Wruck L., Baker J., et al. The relationships among measures of incontinence severity in women undergoing surgery for stress urinary incontinence. J Urol. 2007; 177 (5), pp.1810-4.
11. Nager C. W., Kraus S. R., Kenton K., et al. Urodynamics, the supine empty bladder stress test, and incontinence severity. Neurourol Urodyn. 2010; 29 (7), pp. 1306-11.