6. Một số yếu tố liên quan đến dấu hiệu trầm cảm theo thang điểm phq-9 ở người bệnh loãng xương cao tuổi

Trần Viết Lực, Phạm Thị Thu Hà, Nguyễn Xuân Thanh, Nguyễn Ngọc Tâm, Vũ Thị Thanh Huyền

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mô tả một số yếu tố liên quan đến dấu hiệu trầm cảm theo thang điểm PHQ-9 ở người bệnh loãng xương cao tuổi. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ 09/2021 – 09/2022 với 285 người bệnh loãng xương tuổi ≥ 60 tuổi, khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Thang điểm PHQ-9 được sử dụng đánh giá tình trạng trầm cảm. Tổng số có 285 đối tượng nghiên cứu. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có dấu hiệu trầm cảm là 53,7%. Người bệnh loãng xương cao tuổi có T-score CXĐ ≤ -2,5 nguy cơ trầm cảm cao hơn 2,14 lần so với nhóm còn lại với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhóm người bệnh loãng xương cao tuổi có suy giảm về hoạt động chức năng hàng ngày (ADL), hoạt động chức năng hàng ngày có sử dụng công cụ (IADL), suy dĩnh dưỡng có dấu hiệu trầm cảm cao hơn 6,48 lần, 6,61 lần và 3,84 lần so với nhóm còn lại với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm chất lượng cuộc sống và dấu hiệu trầm cảm đánh giá theo thang điểm PHQ-9, trong đó bệnh nhân trầm cảm có điểm chất lượng cuộc sống về khả năng vận động, tự chăm sóc, hoạt động hàng ngày, mức độ đau đớn và tâm lý thấp hơn so với người bệnh không có dấu hiệu trầm cảm. Nhóm người bệnh loãng xương cao tuổi có suy giảm về ADL và IADL, suy dinh dưỡng, điểm chất lượng cuộc sống thấp có dấu hiệu trầm cảm cao hơn bệnh nhân không có dấu hiệu trầm cảm. Do đó cần nâng cao nhận thức về bệnh trầm cảm để người bệnh chủ động phòng ngừa bệnh tật và hợp tác với các thầy thuốc trong quá trình điều trị bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. US Department of Health and Human Services: Office of the Surgeon General: Bone Health and Osteoporosis: 2004; A Report of the Surgeon General. Available at http://www.surgeongeneral.gov/library/bonehealth/.
2. Ross PD. Osteoporosis. Frequency, consequences, and risk factors. Arch Intern Med, 1996; 156(13): 1399-1411.
3. Robins LN, Helzer JE, Weissman MM, et al. Lifetime prevalence of specific psychiatric disorders in three sites. Arch Gen Psychiatry, 1984; 41(10): 949-958.
4. Wells KB, Stewart A, Hays RD et al. The functioning and well-being of depressed patients: results from the Medical Outcomes Study. JAMA, 1989; 262(7): 914-919.
5. M.T. Yasamy, T. Dua, M. Harper, S. Saxena. Mental Health of Older Adults, Addressing a Growing Concern. World Health Organization, Department of Mental Health and Substance Abuse 2013.
6. World Health Organization. Assessment of fracture risk and its application to screening for postmenopausal osteoporosis: report of a WHO study group, World Health Organization. 1994
7. Drosselmeyer J, Rapp MA, Hadji P, Kostev K. Depression risk in female patients with osteoporosis in primary care practices in Germany. Osteoporos Int J Establ Result Coop Eur Found Osteoporos Natl Osteoporos Found USA. 2016; 27(9): 2739-2744. doi:10.1007/s00198-016-3584-9.
8. Zhang H, Wang S, Wang L, Yi X, Jia X, Jia C. Comparison of the Geriatric Depression Scale-15 and the Patient Health Questionnaire-9 for screening depression in older adults. Geriatr Gerontol Int. 2020 Feb; 20(2): 138-143
9. Tô Lan Anh. Trầm cảm ở người cao tuổi tại Việt Nam và một số yếu tố liên quan năm 2019. Luận văn Thạc sĩ Y tế Công cộng. Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội; 2020.
10. Seney ML, Huo Z, Cahill K, et al. Opposite molecular signatures of depression in men and women. Biol Psychiatry. 2018; 84(1): 18-27. doi:10.1016/j.biopsych.
11. Nakulan A, Sumesh TP, Kumar S, Rejani PP, Shaji KS. Prevalence and risk factors for depression among community resident older people in Kerala. Indian J Psychiatry. 2015; 57(3): 262-266. doi:10.4103/0019-5545.166640.
12. Fiske A, Wetherell JL, Gatz M. Depression in Older Adults. Annu Rev Clin Psychol. 2009; 5(1): 363-389. doi:10.1146/annurev.clinpsy.032408.153621.
13. Weng SF, Hsu HR, Weng YL, Tien KJ, Kao HY. Health-Related Quality of Life and Medical Resource Use in Patients with Osteoporosis and Depression: A Cross-Sectional Analysis from the National Health and Nutrition Examination Survey. Int J Environ Res Public Health. 2020; 17(3): 1124. doi:10.3390/ijerph17031124.
14. Whelan G. Alcohol-related health problems in the elderly. The Medical journal of Australia. 1995; 162(6): 325-327.
15. Oh SM, Kim HC, Ahn SV, Rhee Y, Suh I. Association between depression and bone mineral density in community-dwelling older men and women in Korea. Maturitas. 2012; 71(2): 142-146.doi:10.1016/j.maturitas.
16. Bener A, Saleh NM, Bhugra D. Depressive symptoms and bone mineral density in menopause and postmenopausal women: A still increasing and neglected problem. J Fam Med Prim Care. 2016; 5(1): 143-149. doi:10.4103/2249-4863.184640.