9. Suy giảm chức năng thể chất và mối liên quan với hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân loãng xương cao tuổi
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng suy giảm chức năng thể chất và mối liên quan với hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân loãng xương cao tuổi. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 392 người bệnh loãng xương trong thời gian từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022 tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Tình trạng suy giảm chức năng thể chất được đánh giá bằng các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (ADL) và các hoạt động chức năng hàng ngày có sử dụng dụng cụ (IADL). Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình là 73,15 ± 6,57. Tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương chiếm 23,7%. Số bệnh nhân có suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày theo ADL chiếm 23,2%, trong đó suy giảm về hoạt động đi lại hay gặp nhất (26,3%). Theo IADL, số bệnh nhân có suy giảm chức năng là 30,6%, trong đó suy giảm về hoạt động tự nấu ăn chiếm tỷ lệ cao nhất (32,7%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa suy giảm chức năng thể chất và hội chứng dễ bị tổn thương với p < 0,001, trong đó đối tượng nghiên cứu có suy giảm chức năng thể chất theo ADL và IADL có hội chứng dễ bị tổn thương cao hơn so với nhóm bệnh nhân có chức năng thể chất bình thường. Kết quả của chúng tôi đã cung cấp thêm bằng chứng cho thấy cần sàng lọc tình trạng suy giảm chức năng thể chất và hội chứng dễ bị tổn thương trên bệnh nhân loãng xương cao tuổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng dễ bị tổn thương, bệnh loãng xương, ADL, IADL, người cao tuổi
Tài liệu tham khảo
2. Ensrud KE, Ewing SK, Cawthon PM, Fink HA, Taylor BC, Cauley JA, Dam T-T, Marshall LM, Orwoll ES, Cummings SR, et al. A comparison of frailty indexes for the prediction of falls, disability, fractures, and mortality in older men. J Am Geriatr Soc. 2009; 57(3): 492–8.
3. Clegg A, Young J, Iliffe S, Rikkert MO, Rockwood K. Frailty in elderly people. Lancet. 2013; 381(9868): 752–62.
4. @UNFPA Viet Nam/Nguyen Minh Duc. THE POPULATION AND HOUSING CENSUS 2019: Population Ageing and Older Persons in Viet Nam. https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/08/Dan-so-gia-hoaEN.pdf
5. Thái Phương Oanh. Thực Trạng Loãng Xương và Một Số Yếu Tố Liên Quan ở Người Cao Tuổi Tại Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội, Năm 2011. Luận văn Thạc sĩ Y tế Công cộng. Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội; 2011.
6. Katz S, Downs TD, Cash HR, Grotz RC. Progress in development of the index of ADL. Gerontologist. 1970; 10(1): 20–30.
7. Lawton MP, Brody EM. Assessment of older people: self-maintaining and instrumental activities of daily living. Gerontologist. 1969; 9(3): 179-186.
8. Vermeulen J, Neyens JCL, van Rossum E, Spreeuwenberg MD, de Witte LP. Predicting ADL disability in community-dwelling elderly people using physical frailty indicators: a systematic review. BMC Geriatr. 2011; 11.
9. Liu HX, Ding G, Yu WJ, Liu TF, Yan AY, Chen HY, Zhang AH. Association between frailty and incident risk of disability in community-dwelling elder people: evidence from a meta-analysis. Public Health. 2019; 175: 90–100.
10. Xu W, Li YX, Hu Y, Wu C. Association of Frailty with recovery from disability among community-dwelling Chinese older adults: China health and retirement longitudinal study. BMC Geriatr. 2020; 20(1): 119.
11. Nguyễn Văn Tuấn. Loãng xương. Thời sự Y học – Tạp chí Hội Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2008. 7(29): p. 11-33.
12. Clinical Frailty Scale (version 2.0). Dalhousie University, www.geriatricmedicineresearch.ca, 2005-2020.
13. Wilber S.T., Blanda M., & Gerson L.W. Does functional decline prompt emergency department visits and admission in older patients? Academic Emergency Medicine: Official Journal of the Society for Academic Emergency Medicine, 2006; 13(6): 680–682.
14. Caplan G.A., Williams A.J., Daly B., & Abraham K. A randomized, controlled trial of comprehensive geriatric assessment and multidisciplinary intervention after discharge of elderly from the emergency department-the DEED II study. Journal of the American Geriatrics Society, 2004; 52(9): 1417–1423.
15. Greco EA, P.P. Migliaccio S osteoporosis and sarcopenia increase frailty syndrome in the elderly. Front Endocrinol. 2019; 10:255.
16. McCusker, J., Verdon, J., Tousignant, P. Rapid emergency department intervention for older people reduces risk of functional decline: results of a multicenter randomized trial. Journal of the American Geriatrics Society, 2001; 49(10): 1272–1281.
17. Wilber S.T., Blanda M., & Gerson L.W. Does functional decline prompt emergency department visits and admission in older patients? Academic Emergency Medicine: Official Journal of the Society for Academic Emergency Medicine, 2006; 13(6): 680-682.