11. Nồng độ kháng thể kháng vi rút Sars-cov-2 và phản ứng sau tiêm chủng ở người cao tuổi sau khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19

Nguyễn Thị Hương Giang, Phạm Quang Lộc, Phạm Phương Mai, Nguyễn Ngô Quang, Lê Minh Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mô tả hiệu giá kháng thể kháng vi rút SARS-CoV-2 sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19 và mô tả một số phản ứng sau tiêm chủng ở người cao tuổi tại Hà Nội và Hưng Yên năm 2021 - 2022. Nghiên cứu theo dõi dọc 2 nhóm đối tượng: 1 nhóm tiêm mũi 1 và mũi 2 là vắc-xin Astrazeneca, mũi 3 là vắc-xin Morderna; 1 nhóm tiêm mũi 1 và mũi 2 là vắc-xin Pfizer sau đó tiêm mũi 3 vắc-xin Morderna. Kết quả cho thấy ở cả 2 nhóm, sau khi tiêm mũi 2, nồng độ kháng thể kháng SARS-CoV-2 đạt đỉnh tại thời điểm 14 ngày (14,8 U/ml đối với Astrazeneca và 118,2 U/ml đối với Pfizer) và giảm dần còn rất thấp tại thời điểm sau 3 tháng. Tuy nhiên, nồng độ kháng thể ở nhóm tiêm vắc-xin Pfizer cao hơn so với nhóm tiêm vắc-xin AstraZeneca với nồng độ 5,1 U/ml và 9,9 U/ml ở 2 thời điểm tương ứng. Sau khi tiêm mũi 3 Morderna, nồng độ kháng thể tăng vọt và vẫn duy trì cao ở thời điểm sau 3 tháng sau khi tiêm mũi 3 ở cả 2 nhóm (60,2 U/ml và 86,1 U/ml). Phản ứng sau tiêm mũi 1 ở nhóm Astrazeneca có tỉ lệ cao hơn ở nhóm Pfizer với các triệu chứng sốt, mệt mỏi, biểu hiện tại chỗ tiêm và tăng cảm giác đau. Tuy nhiên, tỉ lệ các triệu chứng này đều giảm mạnh và không có sự khác biệt giữa 2 nhóm sau khi tiêm mũi 2. Kết luận: Kết quả xét nghiệm sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19 ở người cao tuổi cho thấy nồng độ kháng thể sau tiêm mũi 3 khá cao, tuy nhiên lượng kháng thể này khác nhau giữa các loại vắc-xin và thay đổi theo thời gian sau khi tiêm phòng. Nhóm đối tượng tiêm vắc-xin Astrazeneca có tỉ lệ phản ứng phụ sau mũi 1 cao tuy nhiên sau mũi 2 thì tỉ lệ các phản ứng này giảm rõ rệt và tương đương với nhóm tiêm Pfizer.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. https://covid19.who.int/;
2. Chang JH, Chiou JF, Hung CS, et al. Humoral Immunogenicity and Reactogenicity of the Standard ChAdOx1 nCoV-19 Vaccination in Taiwan. Vaccines. 2022; 10(2): 312. doi:10.3390/vaccines10020312.
3. Flaxman A, Marchevsky NG, Jenkin D, et al. Reactogenicity and immunogenicity after a late second dose or a third dose of ChAdOx1 nCoV-19 in the UK: a substudy of two randomised controlled trials (COV001 and COV002). The Lancet. 2021; 398(10304): 981-990. doi:10.1016/S0140-6736(21)01699-8.
4. Barin B, Kasap U, Selçuk F, Volkan E, Uluçkan Ö. Comparison of SARS-CoV-2 anti-spike receptor binding domain IgG antibody responses after CoronaVac, BNT162b2, ChAdOx1 COVID-19 vaccines, and a single booster dose: a prospective, longitudinal population-based study. Lancet Microbe. 2022; 3(4): e274-e283. doi:10.1016/S2666-5247(21)00305-0.
5. Wheeler SE, Shurin GV, Yost M, et al. Differential Antibody Response to mRNA COVID-19 Vaccines in Healthy Subjects. Microbiol Spectr. 9(1): e00341-21. doi:10.1128/Spectrum.00341-21.
6. Franco Mastroianni et al. SARS-CoV-2 antibody response after BNT162b2 mRNA vaccine in healthcare workers: Nine-month of follow-up. https://doi.org/10.1016/j.jvacx.2022.100175.
7. Folegatti PM, Ewer KJ, Aley PK, et al. Safety and immunogenicity of the ChAdOx1 nCoV-19 vaccine against SARS-CoV-2: a preliminary report of a phase 1/2, single-blind, randomised controlled trial. Lancet. 2020; 396(10249): 467-478. doi:10.1016/S0140-6736(20)31604-4.
8. Efficacy and Safety of the mRNA-1273 SARS-CoV-2 Vaccine | NEJM. Accessed November 2, 2021. https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/nejmoa2035389.
9. Jeong S, Lee N, Lee SK, et al. Comparing Five SARS-CoV-2 Antibody Assay Results Before and After the First and Second ChAdOx1 nCoV-19 Vaccination Among Health Care Workers: A Prospective Multicenter Study. Journal of Clinical Microbiology. 0(ja): JCM.01788-21. doi:10.1128/JCM.01788-21.
10. Walsh EE, Frenck RW, Falsey AR, et al. Safety and Immunogenicity of Two RNA-Based Covid-19 Vaccine Candidates. N Engl J Med. Published online October 14, 2020: NEJMoa2027906. doi:10.1056/NEJMoa2027906.
11. Nguyễn Thanh Hồi. Bước đầu mô tả nồng độ kháng thể kháng vi rút sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19. https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/1219/1070.
12. Wei J, Pouwels KB, Stoesser N, et al. Antibody responses and correlates of protection in the general population after two doses of the ChAdOx1 or BNT162b2 vaccines. Nat Med. Published online February 14, 2022: 1-11. doi:10.1038/s41591-022-01721-6.
13. “https://www.gov.uk/government/publications/coronavirus-covid-19-vaccine adversereactions/coronavirus-vaccine-summary-ofyellow-card-reporting,” 2022.
14. Cristina Menni, Kerstin Klaser, Anna May. Vaccine side-effects and SARS-CoV-2 infection after vaccination in users of the COVID Symptom Study app in the UK: a prospective observational study, The Lancet, 2021.