15. Yếu tố liên quan kết quả điều trị xấu ở bệnh nhân trẻ bị chảy máu não do tăng huyết áp
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu não ở người trẻ. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 11/2020 đến tháng 5/2022 trên nhóm bệnh nhân trẻ dưới 45 tuổi được chẩn đoán chảy máu não do tăng huyết áp nhập viện vào Trung tâm Đột quỵ Bạch Mai nhằm đánh giá kết quả điều trị ngày thứ 90 và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Nghiên cứu đã thu tuyển được 82 bệnh nhân trẻ bị chảy máu não do tăng huyết áp, nam giới chiếm 90,2%. Tỷ lệ đạt kết quả lâm sàng tốt, mRS 0-2, là 39/82 (47,6%) bênh nhân, kết quả lâm sàng xấu (mRS 3-6) là 43/82 (52,4%). Các yếu tố liên quan tới kết quả lâm sàng xấu theo phân tích hồi qui logistic là Glasgow (OR = 0,54; 95%CI: 0,39 - 0,75), NIHSS (OR = 1,23; 95%CI: 1,12 - 1,35), huyết áp tâm thu (với mỗi 10mmHg tăng thêm OR = 1,19; 95%CI: 1,00 - 1,40) và thể tích khối máu tụ (với mỗi 10ml thể tích tăng thêm OR = 1,4; 95%CI: 1,16 - 1,71).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chảy máu não do tăng huyết áp, người bệnh trẻ tuổi, khả năng hồi phục
Tài liệu tham khảo
2. Feigin VL, Brainin M, Norrving B, et al. World Stroke Organization (WSO): Global Stroke Fact Sheet 2022. Int J Stroke Off J Int Stroke Soc. 2022; 17(1): 18-29. doi:10.1177/17474930211065917.
3. Hemphill JC 3rd, Greenberg SM, Anderson CS, et al. Guidelines for the Management of Spontaneous Intracerebral Hemorrhage: A Guideline for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke. 2015; 46(7): 2032-2060. doi:10.1161/STR.0000000000000069.
4. Bevan H, Sharma K, Bradley W. Stroke in young adults. Stroke. 1990; 21(3): 382-386. doi:10.1161/01.str.21.3.382.
5. Broderick M, Rosignoli L, Lunagariya A, et al. Hypertension is a Leading Cause of Nontraumatic Intracerebral Hemorrhage in Young Adults. J Stroke Cerebrovasc Dis Off J Natl Stroke Assoc. 2020; 29(5): 104719. doi:10.1016/j.jstrokecerebrovasdis.2020.104719.
6. Koivunen RJ, Satopää J, Meretoja A, et al. Incidence, risk factors, etiology, severity and short-term outcome of non-traumatic intracerebral hemorrhage in young adults. Eur J Neurol. 2015; 22(1): 123-132. doi:10.1111/ene.12543.
7. Tatlisumak T, Cucchiara B, Kuroda S, et al. Nontraumatic intracerebral haemorrhage in young adults. Nat Rev Neurol. 2018; 14(4): 237-250. doi:10.1038/nrneurol.2018.17.
8. Albakr A, AlFajri A, Almatar A, et al. Hypertensive Intracerebral Hemorrhage in Young Patients From a Tertiary Care Center in Saudi Arabia: An Observational Study. Prim Care Companion CNS Disord. 2021; 23(3): 20m02768. doi:10.4088/PCC.20m02768.
9. Putaala J, Metso AJ, Metso TM, et al. Analysis of 1008 Consecutive Patients Aged 15 to 49 With First-Ever Ischemic Stroke. Stroke. 2009; 40(4): 1195-1203. doi:10.1161/STROKEAHA.108.529883.
10. Outcomes Validity and Reliability of the Modified Rankin Scale: Implications for Stroke Clinical Trials | Stroke. Accessed March 17, 2023. https://www.ahajournals.org/doi/full/10.1161/01.str.0000258355.23810.c6.
11. Hemphill JC, Greenberg SM, Anderson CS, et al. Guidelines for the Management of Spontaneous Intracerebral Hemorrhage: A Guideline for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke. 2015; 46(7): 2032-2060. doi:10.1161/STR.0000000000000069.