22. Giá trị của xét nghiệm ca125, he4, chỉ số roma, chỉ số Copenhagen trong chẩn đoán ung thư buồng trứng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Ung thư buồng trứng là ung thư cơ quan sinh dục phổ biến nhất và là một trong những loại ung thư gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ trên toàn thế giới. Hiện nay, vẫn có tới 70% bệnh nhân ung thư buồng trứng được phát hiện ở giai đoạn muộn dẫn tới khó khăn trong điều trị và tiên lượng kém. Do đó, việc sử dụng các dấu ấn sinh học như xét nghiệm CA125, HE4 hay các chỉ số như RMI, chỉ số ROMA, chỉ số CPH-I để hỗ trợ cho việc chẩn đoán ung thư buồng trứng có ý nghĩa quan trọng trong thực hành lâm sàng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định giá trị chẩn đoán của CA125, HE4, chỉ số ROMA và chỉ số CPH-I bằng phương pháp mô tả cắt ngang trên 78 đối tượng được chỉ định các xét nghiệm HE4, CA125 để sàng lọc, chẩn đoán ung thư buồng trứng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong giai đoạn 2020 - 2021. Dựa trên kết quả giải phẫu bệnh sau mổ và chẩn đoán xác định, trong tổng số 78 đối tượng nghiên cứu, có 20 đối tượng không có khối u thực thể, 30 đối tượng được chẩn đoán khối u buồng trứng lành tính và 28 đối tượng được chẩn đoán ung thư buồng trứng. Kết quả cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm CA125 là 48,1%, 94%, của HE4 là 42,9% và 98%. Hơn thế nữa, việc sử dụng chỉ số ROMA cho thấy giá trị tốt hơn so với xét nghiệm CA125 hay HE4 đơn độc (độ nhạy 55,6%, độ đặc hiệu 98%). Bên cạnh đó giá trị của chỉ số CPH-I cũng được ghi nhận với diện tích dưới đường cong ROC đạt 0,906, độ nhạy 70,4%, độ đặc hiệu 96%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư buồng trứng, CA125, HE4, ROMA, CPH-I
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn TN, Nguyễn QT, Nguyễn TH, et al. Nghiên cứu giá trị của CA125, HBE4 trong chẩn đoán u nhầy buồng trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 5 năm từ 2016 đến 2020. VMJ. 2021; 504(2).
3. Cesare Romagnolo, Antonette E Leon, Aline S C Fabricio. HE4, CA125 and risk of ovarian malignancy algorithm (ROMA) as diagnostic tools for ovarian cancer in patients with a pelvic mass: An Italian multicenter study. Gynecol Oncol. 2016; 141(2): 303-311.
4. Karlsen MA, Sandhu N, Høgdall C, et al. Evaluation of HE4, CA125, risk of ovarian malignancy algorithm (ROMA) and risk of malignancy index (RMI) as diagnostic tools of epithelial ovarian cancer in patients with a pelvic mass. Gynecologic Oncology. 2012; 127(2): 379-383.
5. Lee YJ, Kim YM, Kang JS, et al. Comparison of Risk of Ovarian Malignancy Algorithm and cancer antigen 125 to discriminate between benign ovarian tumor and early-stage ovarian cancer according to imaging tumor subtypes. Oncol Lett. 2020; 20(1): 931-938.
6. Võ VK, Nguyễn VQH. Nghiên cứu giá trị của HE4, CA-125, thuật toán nguy cơ ác tính buồng trứng (ROMA) trong chẩn đoán trước mổ ung thư buồng trứng. Tạp chí Phụ sản. 2018; 16(2): 79-85.
7. Giảng Thị Mộng Huyền, Lê Xuân Trường, Nguyễn Thị Băng Sương, et al. Giá trị xét nghiệm CA125 trong chẩn đoán ung thư biểu mô buồng trứng. Tạp chí Y học TPHCM. 2020; 24(1): 142-145.
8. Phạm Thị Diệu Hà. Nhận xét giá trị CA125, HE4 và Test ROMA trong theo dõi điều trị ung thư buồng trứng. Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 2019; 2: 403-410.
9. Z G Dikmen. Diagnostic performances of CA125, HE4, and ROMA index in ovarian cancer Eur J Gynaecol Oncol. 2015; 36(4): 457-62.
10. Trần Doãn Tú. So sánh chỉ số Copenhagen với chỉ số ROMA trong dự báo tiền phẫu ung thư buồng trứng. Tạp chí Phụ sản. 2020; 18(3): 41-48.