14. Các biến đổi giải phẫu đám rối cổ trên người Việt Nam trưởng thành
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Hiểu biết về giải phẫu đám rối cổ là cơ sở để thực hiện các nghiên cứu ứng dụng trong gây tê, sử dụng chuyển vạt da trong phẫu thuật vùng đầu - cổ và ứng dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ hay nhằm tránh làm tổn thương các nhánh của nó gây biến chứng mất cảm giác sau phẫu thuật… Trong nghiên cứu này, chúng tôi mô tả các dạng nguyên ủy của các nhánh của đám rối cổ. Từ dữ liệu thu thập trên 76 tiêu bản phẫu tích vùng cổ trước bên, chúng tôi thấy có nhiều biến đổi về nguyên ủy, phân nhánh, tiếp nối của đám rối cổ. Thần kinh (TK) chẩm nhỏ hình thành từ C2 gặp 48,68%, từ C2 và C3: 26,32%, từ C3: 14,47%, từ quai nối 2: 7,89%, từ C1: 2,63%. TK tai lớn hình thành từ sự kết hợp của C2 và C3: 63,50%, từ: 26,32%, từ C2: 7,89%, từ C3 và quai nối 3: 1,32%, từ quai nối 1: 1,32%. TK ngang cổ: Từ C3 gặp 38,16%, từ C2, C3: 30,26%, từ C3, C4: 22,37%, từ C3, quai nối 3: 6,58%, từ quai nối 3: 6,58%, từ quai nối 2: 1,32%. TK trên đòn hình thành từ C4: 73,68%, từ sự kết hợp của C3 và C4: 22,37%, từ C3: 2,63%, từ quai nối 3: 1,32%. TK hoành có nguyên ủy từ C4: 30,14%, từ C3, C4: 23,29%, từ C4, C5: 23,29%, từ C3 2,74%, từ C3, C4, C5: 20,55%. Có TK hoành phụ: 5,97%. Nhánh cho cơ thang: 89,47%. Có nhánh cho cơ ức đòn chũm: 51,32%. Quai cổ: 5 dạng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đám rối cổ, biến đổi giải phẫu
Tài liệu tham khảo
2. Sanjai Sangvichien. (2003). Anatomical variations of the ansa cervicalis in Thais. Siriraj Medical Journal, vol 55(2), 91–99.
3. Mwachaka. Variation in the anatomy of ansa cervicalis. Folia Morphol, 2010, vol 69. 160-3.
4. A.D. Winnie, S. Ramamurthy, Z. Durrani, R. Radonjic. Intersscalene cervical plexus block a single – Injection technic. Anesthesia & Analgesia 54(3): p 370-375, May 1975.
5. A. Moya – Plana, C. Vacher. Lambeaux neuro cufanés appliqués à la chirugie cervicofaciale: estude anatomique de faisabilité à partirdes branches du plexus cervical superficiel. Morphologie, 2010, vol 94: 58 – 61.
6. Vũ Thanh An và Trần Minh Đạo 2009. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của gây tê đám rối thần kinh cổ nông bằng Lidocaine 1% trong mổ bướu giáp đơn thuần tại Viện 198. Tạp chí Y học thực hành, Số 6/2009. 39-43
7. Hoàng Văn Chương và Trần Đắc Tiệp 2011. Đánh giá hiệu quả vô cảm của phương pháp gây tê đám rối thần kinh cổ sâu hai bên bằng bupivcain 0,5% kết hợp với an thần bằng propofol theo kỹ thuật TCI trong phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ theo đường trước bên. Tạp chí Y – Dược học Quân sự, số 36, 2011: 132 – 137.
8. Alonso Jose’l, Reis Roger G. Extracranial spinal accessery nerve palsy following neck surgery: A clinical and electrophysiological study of seven cases. ARQ. Neuro – psiquiatr. 2000, vol 58: 704 – 712. DOI:https://doi.org/10.1016/j.jhsa.2003.10.013.
9. Bertelli JA, MF Ghizoni. Reconstruction of C5 and C6 branchial plexus avulition injury by multiple nerve transfers: spinal accessory to suppras capular, ulnar fasciles to biceps branch, and triceps dragon or lateral head branch to axillary nerve. J. Hand Surg, 2004, 29A: 131 – 139. DOI: 10.1016/j.jhsa.2003.10.013.
10. Nunes Drisana R et al. Anatomical variation of sensory nerve branches of the cervical plexus. Int J Anat Res 2019, Vol 7(4.3): 7183-86. DOI: https://dx.doi.org/10.16965/ijar.2019.337.