18. Kết quả phẫu thuật nội soi qua ổ bụng đặt lưới trước phúc mạc điều trị thoát vị bẹn tái phát: Hồi cứu 31 ca bệnh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Phẫu thuật nội soi được áp dụng để thay thế mổ mở trong điều trị thoát vị bẹn với lợi điểm là không căng, hồi phục nhanh, nằm viện ngắn, ít tái phát. Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn tái phát còn nhiều tranh luận. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nội soi đặt lưới trước phúc mạc qua ổ bụng (TAPP) điều trị thoát vị bẹn tái phát. Nghiên cứu hồi cứu 31 trường hợp được mổ tại Bệnh viện Việt Đức từ 1/2018 đến 12/2022. Kết quả cho thấy: 100% nam, tuổi trung bình 63,3 (dao động 25 - 84) tuổi. ASA loại I, II, III lần lượt là 45,1%, 45,1%, 9,8%; tiền sử mổ mở phương pháp Bassini, Lichtenstein lần lượt là 87,1% và 12,9%. Tỷ lệ thoát vị bẹn một bên, cả hai bên lần lượt là 83,8% và 16,2%. Đường kính lỗ thoát vị dưới 3,5cm là 100%. Không trường hợp nào chuyển mổ mở với thời gian mổ 78,3 ± 12,2 (dao động 45 - 157) phút; 83,8% trung tiện ≤ 12 tiếng; đau sau mổ mức nhẹ, nặng và không đau là 87,1%, 9,7% và 3,2%. Thời gian nằm viện trung bình 4,7 (3 - 9) ngày. Kết quả tốt, khá và trung bình lần lượt là 87,1%, 9,7%, 3,2% và không biến chứng sau mổ. Kết luận: Phẫu thuật nội soi qua ổ bụng đặt lưới trước phúc mạc là khả thi, an toàn, ít biến chứng gần và xa trong điều trị thoát vị bẹn tái phát.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thoát vị, thoát vị bẹn, tái phát, TAPP, phẫu thuật nội soi
Tài liệu tham khảo
2. Dreifuss NH, Pena ME, Schlottmann F, Sadava EE. Long-term outcomes after bilateral transabdominal preperitoneal (TAPP) repair for asymptomatic contralateral inguinal hernia. Surg Endosc. 2021; 35(2): 626-630.
3. Guillaumes S, Hoyuela C, Hidalgo NJ, et al. Inguinal hernia repair in Spain. A population-based study of 263,283 patients: factors associated with the choice of laparoscopic approach. Hernia. 2021; 25(5): 1345-1354.
4. Kikugawa R, Tsujinaka S, Tamaki S, et al. Successful mesh plug repair using a hybrid method for recurrent inguinal hernia after laparoscopic transabdominal preperitoneal approach: A case report. Int J Surg Case Rep. 2019; 59: 70-72.
5. Kockerling F, Bittner R, Kuthe A, et al. TEP or TAPP for recurrent inguinal hernia repair-register-based comparison of the outcome. Surg Endosc. 2017; 31(10): 3872-3882.
6. Gass M, Scheiwiller A, Sykora M, Metzger J. TAPP or TEP for Recurrent Inguinal Hernia? Population-Based Analysis of Prospective Data on 1309 Patients Undergoing Endoscopic Repair for Recurrent Inguinal Hernia. World J Surg. 2016; 40(10): 2348-2352.
7. Lydeking L, Johansen N, Oehlenschlager J, Bay-Nielsen M, Bisgaard T. Re-recurrence and pain 12 years after laparoscopic transabdominal preperitoneal (TAPP) or Lichtenstein’s repair for a recurrent inguinal hernia: a multi-centre single-blinded randomised clinical trial. Hernia. 2020; 24(4): 787-792.
8. Saber A, Hokkam EN, Ellabban GM. Laparoscopic transabdominal preperitoneal approach for recurrent inguinal hernia: A randomized trial. J Minim Access Surg. 2015; 11(2): 123-128.
9. Zhu X, Cao H, Ma Y, et al. Totally extraperitoneal laparoscopic hernioplasty versus open extraperitoneal approach for inguinal hernia repair: a meta-analysis of outcomes of our current knowledge. Surgeon. 2014; 12(2): 94-105.
10. Farell Rivas J, Ruiz-Funes Molina AP, Meza Carmona JJAoL, Surgery E. Transabdominal preperitoneal (TAPP) inguinal hernia repair: how we do it. 2020. 2020; 6.
11. Perko Z, Rakic M, Pogorelic Z, Druzijanic N, Kraljevic J. Laparoscopic transabdominal preperitoneal approach for inguinal hernia repair: a five-year experience at a single center. Surg Today. 2011; 41(2): 216-221.
12. Krishna A, Misra MC, Bansal VK, Kumar S, Rajeshwari S, Chabra A. Laparoscopic inguinal hernia repair: transabdominal preperitoneal (TAPP) versus totally extraperitoneal (TEP) approach: a prospective randomized controlled trial. Surg Endosc. 2012; 26(3): 639-649.
13. Kockerling F, Bittner R, Kuthe A, et al. Laparo-endoscopic versus open recurrent inguinal hernia repair: should we follow the guidelines? Surg Endosc. 2017; 31(8): 3168-3185.
14. Sevonius D, Sandblom G, Agger E, Smedberg S, Montgomery A. The impact of type of mesh repair on 2nd recurrence after recurrent groin hernia surgery. World J Surg. 2015; 39(2): 315-322; discussion 323-314.
15. Yang S, Zhang G, Jin C, et al. Transabdominal preperitoneal laparoscopic approach for incarcerated inguinal hernia repair: A report of 73 cases. Medicine (Baltimore). 2016; 95(52): e5686.
16. Barta B, Dumitras M, Bucur S, et al. Extraperitoneal Laparoscopic Approach in Inguinal Hernia-The Ideal Solution? J Clin Med. 2022; 11(19).
17. Tian L, Zhang L, Li Z, Yan L, Wang X. A new approach to enter Retzius space in laparoscopic transabdominal preperitoneal bilateral inguinal hernia repair. BMC Surg. 2023; 23(1): 26.