23. Phẫu thuật nội soi điều trị bất thường hợp lưu mật tụy không giãn đường mật ở trẻ em

Phạm Duy Hiền, Vũ Mạnh Hoàn, Trần Đức Tâm, Phạm Thị Hải Yến, Phan Hồng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bất thường hợp lưu mật tụy không có giãn đường mật hiếm gặp ở trẻ em. Tình trạng ống mật chủ và ống tụy hợp lại ở bên ngoài cơ Oddi gây cản trở lưu thông dịch tụy và dịch mật gây nguy cơ trào ngược dịch tụy lên đường mật và ngược lại gây tổn thương đường mật và viêm tụy tái phát. Nghiên cứu mô tả 07 bệnh nhân có bất thường hợp lưu mật tụy không giãn đường mật, viêm tụy cấp tái diễn, được phẫu thuật nội soi tại Trung tâm Ngoại tổng hợp Bệnh viện Nhi Trung ương trong giai đoạn từ tháng 01/2021 - 04/2022. Có 07 bệnh nhân bao gồm 4 trẻ nam (57,1%) và 3 trẻ nữ (42,9%). Tuổi trung bình của bệnh nhân là 58,8 ± 39,7 tháng. Số lần viêm tụy trung bình là 2,7 ± 0,5 lần. Đường kính ống mật chủ trung bình là 4,95 ± 0,92mm. Tất cả bệnh nhân đều có hình ảnh bất thường hợp lưu mật tụy trên phim cộng hưởng từ và/hoặc chụp đường mật trong mổ và được phẫu thuật cắt ống mật chủ, nối ống gan chung với hỗng tràng Roux-en-Y. Có 04 bệnh nhân (57,1%) được phân loại hợp lưu mật tụy loại B, 03 bệnh nhân (42,9%) được phân loại hợp lưu mật tụy loại C. Không có bệnh nhân nào tử vong sau mổ. Có 1 bệnh nhân (14,3%) có biến chứng chảy máu sau mổ, được mổ lại sau mổ 1 ngày, hậu phẫu ổn định ra viện sau 9 ngày. Thời gian điều trị sau mổ tại Trung tâm Ngoại tổng hợp trung bình là 8,1 ± 2,8 ngày. Phẫu thuật nội soi cắt ống mật chủ, nối ống gan chung hỗng tràng là lựa chọn tốt trong điều trị bất thường hợp lưu mật tụy không có giãn đường mật ở trẻ em.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Miyake H, Fukumoto K, Yamoto M, et al. Pancreaticobiliary maljunction without biliary dilatation in pediatric patients. Surg Today. 2022; 52(2): 207–214. doi:10.1007/s00595-021-02322-5.
2. Kamisawa T, Okamoto A. Biliopancreatic and Pancreatobiliary Refluxes in Cases with and without Pancreaticobiliary Maljunction: Diagnosis and Clinical Implications. Digestion. 2006; 73(4): 228–236. doi:10.1159/000095424.
3. Hamada Y, Ando H, Kamisawa T, et al. Diagnostic criteria for congenital biliary dilatation 2015. J Hepatobiliary Pancreat Sci. 2016; 23(6): 342–346. doi:10.1002/jhbp.346.
4. Ono Y, Kaneko K, Tainaka T, et al. Pancreaticobiliary Maljunction Without Bile Duct Dilatation in Children: Distinction From Choledochal Cyst. Journal of Pediatric Gastroenterology & Nutrition. 2008; 46(5): 555–560. doi:10.1097/MPG.0b013e3181623291.
5. Urushihara N, Hamada Y, Kamisawa T, et al. Classification of pancreaticobiliary maljunction and clinical features in children. J Hepatobiliary Pancreat Sci. 2017; 24(8): 449–455. doi:10.1002/jhbp.485.
6. Guda NM, Muddana V, Whitcomb DC, et al. Recurrent Acute Pancreatitis: International State-of-the-Science Conference With Recommendations. Pancreas. 2018; 47(6): 653–666. doi:10.1097/MPA.0000000000001053.
7. Ando H, Ito T, Nagaya M, et al. Pancreaticobiliary maljunction without choledochal cysts in infants and children: Clinical features and surgical therapy. Journal of Pediatric Surgery.1995; 30(12): 1658–1662. doi:10.1016/0022-3468(95)90445-x.
8. Zeng JQ, Deng ZH, Yang KH, et al. Endoscopic retrograde cholangiopancreatography in children with symptomatic pancreaticobiliary maljunction: A retrospective multicenter study. WJG. 2019; 25(40): 6107–6115. doi:10.3748/wjg.v25.i40.6107.
9. Guo W, Huang S, Wang J, et al. Imaging findings in 75 pediatric patients with pancreaticobiliary maljunction: a retrospective case study. Pediatr Surg Int. 2012; 28(10): 983–988. doi:10.1007/s00383-012-3159-6.
10. Kamisawa T, Kaneko K, Itoi T, et al. Pancreaticobiliary maljunction and congenital biliary dilatation. The Lancet Gastroenterology & Hepatology. 2017; 2(8): 610–618. doi:10.1016/S2468-1253(17)30002-X.
11. Ishibashi H, Shimada M, Kamisawa T, et al. Japanese clinical practice guidelines for congenital biliary dilatation. J Hepatobiliary Pancreat Sci. 2017; 24(1): 1–16. doi:10.1002/jhbp.415.
12. Zhu L, Xiong J, Lv Z, et al. Type C Pancreaticobiliary Maljunction Is Associated With Perforated Choledochal Cyst in Children. Front Pediatr. 2020; 8: 168. doi:10.3389/fped.2020.00168.
13. Sơn TN, Mai DV. Điều trị bất thường hợp lưu mật tụy ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi một đường rạch nối ống gan chung- hỗng tràng. Tạp chí Y Học Việt Nam. 2019;Hội nghị Ngoại Nhi Việt Nam lần thứ XIV(9): 124–129.
14. Morine Y, Shimada M, Takamatsu H, et al. Clinical features of pancreaticobiliary maljunction: update analysis of 2nd Japan-nationwide survey. J Hepatobiliary Pancreat Sci. 2013; 20: 472-480. doi: 10.1007/s00534-013-0606-2.