24. Đặc điểm hội chứng viêm đa cơ quan liên quan Covid-19 ở trẻ em (mis-c) tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Ninh Quốc Đạt, Trần Văn Trung, Phí Văn Công, Nguyễn Thị Hiền, Trần Duy Vũ, Nguyễn Văn Trưởng, Đào Vĩnh Phúc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hội chứng viêm đa cơ quan liên quan COVID-19 ở trẻ em (MIS-C) là hội chứng hiếm gặp xảy ra sau nhiễm SARS-CoV-2. Nghiên cứu trên 33 bệnh nhi được chẩn đoán MIS-C điều trị tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn từ 03/2022 đến 08/2022. Độ tuổi trung bình là 5,48 tuổi; cao nhất ở nhóm 2-6 tuổi (48,5%). Tỷ lệ nam/nữ là 1,75/1. Thời gian xuất hiện MIS-C từ khi mắc COVID-19 là 1-12 tuần. Triệu chứng thường gặp: sốt (100%); nổi ban (72,7%); đỏ mắt (39,4%). Thời gian sốt trước điều trị là 4,03 ± 1,74 ngày. Về cận lâm sàng: 75,76% trẻ giảm bạch cầu lympho; 100% trẻ tăng CRP. Đáp ứng viêm quá mức là thường gặp: D-dimer tăng (90,63%); Ferritin tăng (80%); LDH tăng (100%). Một số tổn thương tim gặp phải: tràn dịch màng ngoài tim (25,8%); hở van 2 lá (22,6%); giảm phân suất tổng máu thất trái (12,9%). Phần lớn trẻ mắc MIS-C mức độ nhẹ (69,7%); thể giống Kawasaki và thể nặng có tỷ lệ bằng nhau (15,15%). Tất cả bệnh nhân được điều trị bằng corticosteroid, 1/3 số trẻ cần thêm IVIG. Thời gian nằm viện 2-17 ngày, trung bình là 7 ngày, không có bệnh nhân nào tử vong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Romagnani P, Gnone G, Guzzi F, et al. The COVID-19 infection: lessons from the Italian experience. Journal of public health policy. 2020; 41(3): 238-244.
2. Kaushik S, Aydin SI, Derespina KR, et al. Multisystem inflammatory syndrome in children associated with severe acute respiratory syndrome coronavirus 2 infection (MIS-C): a multi-institutional study from New York City. The Journal of pediatrics. 2020; 224: 24-29.
3. Riphagen S, Gomez X, Gonzalez-Martinez C, et al. Hyperinflammatory shock in children during COVID-19 pandemic. The Lancet. 2020; 395(10237): 1607-1608.
4. Greene AG, Saleh M, Roseman E, Sinert R. Toxic shock-like syndrome and COVID-19: multisystem inflammatory syndrome in children (MIS-C). The American journal of emergency medicine. 2020; 38(11): 2492. e5-2492. e6.
5. Santos MO, Gonçalves LC, Silva PA, et al. Multisystem inflammatory syndrome (MIS-C): a systematic review and meta-analysis of clinical characteristics, treatment, and outcomes. Jornal de pediatria. 2022; 98: 338-349.
6. Bộ Y Tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em. Quyết định số 405/QĐ-BYT ngày 22 tháng 02 năm 2022. 2022:2.
7. Rafferty MS, Burrows H, Joseph JP, et al. Multisystem inflammatory syndrome in children (MIS-C) and the coronavirus pandemic: Current knowledge and implications for public health. Journal of infection and public health. 2021; 14(4): 484-494.
8. Patel JM. Multisystem Inflammatory Syndrome in Children (MIS-C). Curr Allergy Asthma Rep. May 2022; 22(5): 53-60. doi:10.1007/s11882-022-01031-4.
9. Feldstein LR, Rose EB, Horwitz SM, et al. Multisystem inflammatory syndrome in US children and adolescents. New England Journal of Medicine. 2020; 383(4): 334-346.
10. Buonsenso D, Riitano F, Valentini P. Pediatric inflammatory multisystem syndrome temporally related with SARS-CoV-2: immunological similarities with acute rheumatic fever and toxic shock syndrome. Frontiers in Pediatrics. 2020; 8: 574.
11. Kaushik A, Gupta S, Sood M, et al. A systematic review of multisystem inflammatory syndrome in children associated with SARS-CoV-2 infection. The Pediatric infectious disease journal. 2020; 39(11): e340-e346.
12. Hasan MR, Al Zubaidi K, Diab K, et al. COVID-19 related multisystem inflammatory syndrome in children (MIS-C): a case series from a tertiary care pediatric hospital in Qatar. BMC pediatrics. 2021; 21(1): 1-9.
13. Radia T, Williams N, Agrawal P, et al. Multi-system inflammatory syndrome in children & adolescents (MIS-C): A systematic review of clinical features and presentation. Paediatric respiratory reviews. 2021; 38: 51-57.
14. Levy N, Koppel JH, Kaplan O, et al. Severity and Incidence of Multisystem Inflammatory Syndrome in Children During 3 SARS-CoV-2 Pandemic Waves in Israel. JAMA. 2022; 327(24): 2452-2454. doi:10.1001/jama.2022.8025.