27. Sự phục hồi miễn dịch tế bào ở trẻ em nhiễm hiv sau điều trị arv 230
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên trên 20 bệnh nhân từ 2,5 tháng đến 12,5 tuổi được chẩn đoán nhiễm HIV-1 mới và được điều trị thuốc kháng virus (ARV) tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2014 - 2017. Kết quả cho thấy số lượng tế bào lympho TCD4 tăng có ý nghĩa thống kê tại các thời điểm 12 tháng và 18 tháng sau điều trị với p lần lượt là 0,009 và 0,046. Tỷ lệ % các tế bào lympho TCD4 tăng có ý nghĩa thống kê tại các thời điểm 6 tháng, 12 tháng và 18 tháng sau điều trị với p là 0,011; 0,001 và p < 0,001. Số lượng các tế bào dưới nhóm lympho TCD4 như tế bào Th1 tăng tại thời điểm 12 tháng sau điều trị, tế bào Th2 tăng tại các thời điểm 6 tháng, 12 tháng và 18 tháng sau điều trị. Số lượng tế bào Th17 chưa thấy có thay đổi có ý nghĩa thống kê. Số lượng tế bào lympho TCD8 không thay đổi theo thời gian điều trị, tuy nhiên tỷ lệ các tế bào TCD8 hoạt hoá giảm rõ rệt theo thời gian điều trị ARV với p < 0,001.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
HIV-1, ARV, phục hồi miễn dịch, lympho TCD4, lympho TCD8, Bệnh viện Nhi Trung ương
Tài liệu tham khảo
2. AIDS.gov (2016). A timeline of HIV/AIDS.
3. UNAIDS (2016). Global AIDS update 2016.
4. WHO (2013). The use of antiretroviral drugs for treating and preventing HIVinfection. www.who.int/hiv/pub/guidelines.
5. Richard D. Moore, Richard E. Chaisson (1999). Natural history of HIV infection in the era of combination antiretroviral therapy. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10513653.
6. J. Parathyras, S. Gebhardt, R. Hillermann-Rebello et al (2009), A pharmacogenetic study of CD4 recovery in response to HIV antiretroviral therapy in two South African population groups, J Hum Genet, 54(5), 261-265.
7. X. Bi, A. Ishizaki, L. V. Nguyen et al. (2016). Impact of HIV Infection and Anti-Retroviral Therapy on the Immune Profile of and Microbial Translocation in HIV-Infected Children in Vietnam. Int J Mol Sci, 17(8).
8. S. Desmonde, F. Dicko, F. Koueta et al. (2014). Association between age at antiretroviral therapy initiation and 24-month immune response in West-African HIV-infected children. AIDS, 28(11), 1645-1655.
9. Miguel Goicoechea et al. Determinants of CD4+T Cell Recovery during Suppressive Antiretroviral Therapy: Association of Immune Activation, T Cell Maturation Markers, and Cellular HIV-1 DNA. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16741879.
10. Daan W. Notermans. Immune Reconstitution after 2 Years of Successful Potent Antiretroviral Therapy in Previously Untreated Human Immunodeficiency Virus Type 1 - Infected Adults. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10479130.
11. V. Sorrenti, B. Marenda, S. Fortinguerra et al (2016). Reference Values for a Panel of Cytokinergic and Regulatory Lymphocyte Subpopulations. Immune Netw, 16(6), 344-357.
12. P. W. Hunt, H. L. Cao, C. Muzoora et al (2011). Impact of CD8+ T-cell activation on CD4+ T-cell recovery and mortality in HIV-infected Ugandans initiating antiretroviral therapy. AIDS, 25(17), 2123-2131.
13. P. Ondoa, S. Koblavi-Deme, M. Y. Borget et al (2005). Assessment of CD8 T cell immune activation markers to monitor response to antiretroviral therapy among HIV-1 infected patients in Cote d’Ivoire. Clin Exp Immunol, 140(1), 138-148.
14. Bofill M Mocroft A, Lipman M et al. (1997). CD8+, CD38+lymphocyte percents: a useful immunological marker for monitoring HIV-1 infected patients. AIDS, 14:158–162.
15. Vanham G Kestens L, Gigase P et al (1992). Expression of activation antigens, HLA-DR and CD38, on CD8 lymphocytes during HIV-1 infection. AIDS, 6: 793–797.