Kết quả phẫu thuật khâu thủng ổ loét hành tá tràng tại Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2018-2019
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Thủng ổ loét tá tràng là một trong những bệnh lý ngoại khoa thường gặp, cần mổ cấp cứu. Phẫu thuật nội soi khâu thủng ngày càng phổ biến trên những đối tượng được lựa chọn mang lại kết quả tốt như nằm viện ngắn ngày, ít đau, giảm nguy cơ dính ruột, nhiễm trùng vết mổ. Nghiên cứu nhằm mô tả kết quả mổ nội soi và mổ mở khâu thủng ổ loét tá tràng bằng phương pháp mô tả hồi cứu các bệnh nhân được phẫu thuật tại Bệnh viện Bạch Mai trong 2 năm từ 1/2018 đến 12/2019. Kết quả: 93 bệnh nhân được phẫu thuật gồm 31 ca mổ mở và 62 ca mổ nội soi. Nhóm mổ nội soi, loét non (72,6%), kích thước ổ loét từ 5-10mm (85,5%), khâu đơn thuần (77,3%), đính mạc nối (22,7%). Nhóm mổ nội soi sử dụng ít dịch rửa hơn nhóm mổ mở. Thời gian mổ nội soi là 69,3 ± 20,1 phút, mổ mở là 59,7 ± 5,4 phút. Biến chứng sau mổ chỉ gặp ở nhóm mổ mở gồm 3 nhiễm trùng vết mổ, 1 rò vết khâu thủng và 1 nặng xin về. Thời gian nằm viện nhóm mổ nội soi 6,0 ± 1,1 ngày và nhóm mổ mở 8,5 ± 4,0 ngày. Kết luận: phẫu thuật nội soi là phương pháp điều trị hiệu quả thủng ổ loét hành tá tràng, nằm viện ngắn ngày, không có biến chứng và tử vong.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
loét hành tá tràng, thủng ổ loét, phẫu thuật mở, phẫu thuật nội soi.
Tài liệu tham khảo
2. Siu WT, Leong HT, Law BK, et al. Laparoscopic repair for perforated peptic ulcer: a randomized controlled trial. Ann Surg. 2002; 235(3):313-319.
3. Lunevicius R, Morkevicius M. Comparison of laparoscopic versus open repair for perforated duodenal ulcers. Surg Endosc. 2005;19(12):1565-1571.
4. Laforgia R, Balducci G, Carbotá trànga G, et al. Laparoscopic and Open Surgical Treatment in Gastroduodenal Perforations: Our Experience. Surg Laparosc Endosc Percutan Tech. 2017;27(2):113-115.
5. Aljohary H, Althani H, Elmabrok G, et al. Outcome of laparoscopic repair of perforated duodenal ulcers. Singapore Med J. 2013;54(4):216-219.
6. Vakayil V, Bauman B, Joppru K, et al. Surgical repair of perforated peptic ulcers: laparoscopic versus open approach. Surg Endosc. 2019;33(1):281-292.
7. Gouta EL, Dougaz W, Khalfallah M, et al. Management of perforated duodenal peptic ulcer treated by suture. Tunis Med. 2018;96(7):424-429.
8. Quah GS, Eslick GD, Cox MR. Laparoscopic Repair for Perforated Peptic Ulcer Disease Has Betá trànger Outcomes Than Open Repair. J Gastrointest Surg. 2019;23(3):618-625.
9. Trần Mạnh Cường. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nội soi thủng ổ loét hành tá tràng tại bệnh viện Bạch Mai từ năm 2013-2018. Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội; 2018.
10. Trần Bình Giang, Lê Việt Khánh, Nguyễn Đức Tiến và cộng sự. Đánh giá khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày tá tràng qua soi ổ bụng tại bệnh viện Việt Đức. Y học Việt Nam. 2006:143 – 147.
11. Katkhouda N, Mavor E, Mason RJ, et al. Laparoscopic repair of perforated duodenal ulcers: outcome and efficacy in 30 consecutive patients. Arch Surg. 1999;134(8):845-848.
12. Nguyễn Hữu Trí. Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng. Luận án Tiến sỹ y học, Đại học Y Dược Huế; 2017.
13. Bergamaschi R, Marvik R, Johnsen G, et al. Open vs laparoscopic repair of perforated peptic ulcer. Surg Endosc. 1999;13(7):679-682.
14. Tan S, Wu G, Zhuang Q, et al. Laparoscopic versus open repair for perforated peptic ulcer: A meta analysis of randomized controlled trials. Int J Surg. 2016;33 Pt A:124-132.