28. Đánh giá tính an toàn của phẫu thuật lấy mảnh ghép từ người cho sống ghép gan cho trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Phạm Duy Hiền, Vũ Mạnh Hoàn, Phan Hồng Long, Trần Đức Tâm

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ghép gan được coi là biện pháp điều trị cuối cùng cho các bệnh lý gan giai đoạn cuối, suy gan cấp và một số khối u ở gan, cho cả đối tượng trẻ em và người lớn. Sự khan hiếm về nguồn tạng ghép đã làm cho việc ghép gan từ người cho sống trở nên ngày càng phổ biến. Chúng tôi tiến hành hồi cứu trên 31 cặp ghép gan cho trẻ em được tiến hành tại bệnh viện Nhi trung ương từ tháng 7/2018 - 3/2023 nhằm đánh giá tính án toàn của phẫu thuật trên nhóm người cho gan. Hệ thống phân loại theo Clavien - Dindo được áp dụng để đánh giá mức độ các biến chứng gặp phải. Trong số 31 người cho gan có 15 nam, 16 nữ, tuổi trung bình 33,74. Bố mẹ ruột hiến gan cho con chiếm 67,8%. Các loại mảnh ghép được lấy bao gồm: thùy bên trái 26 trường hợp (87,1%), gan phải 3 (12,9%), gan trái 2 (6,5%). Thời gian phẫu thuật trung bình 301,8 phút, thời gian nằm viện trung bình 9,1 ngày. Bất thường sau mổ gặp ở 9 trường hợp, trong đó 8 phân loại mức độ nhẹ, 1 mức độ nặng (từ độ III trở lên) theo Clavien-Dindo, không có trường hợp nào tử vong. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, phẫu thuật lấy mảnh ghép gan từ người cho sống với người nhận trẻ em có thể được thực hiện an toàn với tỉ lệ biến chứng thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lin HC, Alonso EM, Superina RA, Whitington PF. Chapter 24 - General Criteria for Transplantation in Children. In: Busuttil RW, Klintmalm GBG, eds. Transplantation of the Liver (Third Edition). W.B. Saunders; 2015: 270-287.
2. Middleton PF, Duffield M, Lynch SV, et al. Living donor liver transplantation-Adult donor outcomes: A systematic review. Liver Transpl. 2006; 12(1): 24-30.
3. Dindo D, Demartines N, Clavien PA. Classification of surgical complications: a new proposal with evaluation in a cohort of 6336 patients and results of a survey. Ann Surg. 2004; 240(2): 205-213.
4. Nakayama Y, Li Q, Katsuragawa S, et al. Automated hepatic volumetry for living related liver transplantation at multisection CT. Radiology. 2006; 240(3): 743-748.
5. Abecassis MM, Fisher RA, Olthoff KM, et al. Complications of Living Donor Hepatic Lobectomy-A Comprehensive Report. Am J Transplant. 2012; 12(5): 1208-1217.
6. Ghobrial RM, Freise CE, Trotter JF, et al. Donor morbidity after living donation for liver transplantation. Gastroenterology. 2008; 135(2): 468-476.
7. Aziz AM, Saleh S, Soliman HE, et al. Evaluation of surgical complications in 204 live liver donors according to the modified clavien classification system. Egypt J Surg. 2016; 35(4): 357.
8. Taketomi A, Morita K, Toshima T, et al. Living donor hepatectomies with procedures to prevent biliary complications. J Am Coll Surg. 2010; 211(4): 456-464.
9. Lo CM. Complications and long-term outcome of living liver donors: a survey of 1,508 cases in five Asian centers. Transplantation. 2003; 75(3 Suppl): S12-15.
10. Yamaoka Y, Morimoto T, Inamoto T, et al. Safety of the donor in living-related liver transplantation-an analysis of 100 parental donors. Transplantation. 1995; 59(2): 224-226.
11. Hwang S, Lee SG, Lee YJ, et al. Lessons learned from 1,000 living donor liver transplantations in a single center: how to make living donations safe. Liver Transplant Off Publ Am Assoc Study Liver Dis Int Liver Transplant Soc. 2006; 12(6): 920-927.
12. Brige P, Hery G, Chopinet S, Palen A, Azoulay D, Gregoire E. Morbidity and mortality of hepatic right lobe living donors: systematic review and perspectives. J Gastrointest Liver Dis JGLD. 2018; 27(2): 169-178.