8. Kết quả bước đầu điều trị viêm màng bồ đào không nhiễm trùng bằng phối hợp Adalimumab và thuốc ức chế miễn dịch tại Việt Nam

Đỗ Dung Hòa, Lê Thị Hồng Nhung, Bùi Thị Linh, Đào Thị Kim Yến, Phạm Trọng Văn, Mai Quốc Tùng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả điều trị viêm màng bồ đào không nhiễm trùng (VMBĐ KNT) bằng phối hợp Adalimumab (ADA) với thuốc ức chế miễn dịch (ƯCMD). Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp, không có nhóm chứng, trên 31 mắt của 16 bệnh nhân VMBĐ KNT điều trị ADA phối hợp ƯCMD trong 24 tuần tại bệnh viện Đại học Y Hà nội. Chỉ số nghiên cứu chính là tỷ lệ đáp ứng điều trị. Các chỉ số phụ bao gồm thị lực, độ dày hoàng điểm, tác dụng không mong muốn, khả năng giảm liều corticosteroid và giãn liều ADA. Kết quả cho thấy tỷ lệ đáp ứng điều trị ở tuần 24 là 93,6% (29 mắt) với tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn là 77,4% (24 mắt). Độ dày hoàng điểm cải thiện từ 398 ± 172µm ở tuần 0 đến 275 ± 35,7µm ở tuần 24 (p = 0,001). Thị lực cải thiện từ 0,655 ± 0,474 (logMAR) ở tuần 0 đến 0,344 ± 0,40 (logMAR) ở tuần 24 (p = 0,094). Liều Methylprednisolone giảm từ 27,4 ± 19,3 ở tuần 0 về 6,14 ± 7,34 ở tuần 24 (p < 0,001). Có 4 bệnh nhân giãn được liều ADA thành 3 tuần/đợt tiêm. Không gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng. Như vậy, phối hợp điều trị ADA với thuốc ƯCMD mang lại kết quả khả quan về tỷ lệ đáp ứng điều trị trên bệnh nhân VMBĐ KNT, giúp cải thiện thị lực, độ dày hoàng điểm, giảm liều corticosteroid và hứa hẹn khả năng giãn liều thuốc ADA.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wakefield D, Chang JH. Epidemiology of uveitis. Int Ophthalmol Clin. 2005;45(2):1-13. doi:10.1097/01.iio.0000155938.83083.94
2. Ad D, Jt R, Ha AD, et al. Guidance on Noncorticosteroid Systemic Immunomodulatory Therapy in Noninfectious Uveitis: Fundamentals Of Care for UveitiS (FOCUS) Initiative. Ophthalmology. 2018;125(5). doi:10.1016/j.ophtha.2017.11.017
3. Gangaputra SS, Newcomb CW, Joffe MM, et al. Comparison Between Methotrexate and Mycophenolate Mofetil Monotherapy for the Control of Noninfectious Ocular Inflammatory Diseases. Am J Ophthalmol. 2019;208:68-75. doi:10.1016/j.ajo.2019.07.008
4. Jaffe GJ, Dick AD, Brézin AP, et al. Adalimumab in Patients with Active Noninfectious Uveitis. N Engl J Med. 2016;375:932-943. doi:10.1056/NEJMoa1509852
5. Nguyen QD, Merrill PT, Jaffe GJ, et al. Adalimumab for prevention of uveitic flare in patients with inactive non-infectious uveitis controlled by corticosteroids (VISUAL II): a multicentre, double-masked, randomised, placebo-controlled phase 3 trial. Lancet Lond Engl. 2016;388(10050):1183-1192. doi:10.1016/S0140-6736(16)31339-3
6. Martín-Varillas JL, Calvo-Río V, Beltrán E, et al. Successful Optimization of Adalimumab Therapy in Refractory Uveitis Due to Behçet’s Disease. Ophthalmology. 2018;125(9):1444-1451. doi:10.1016/j.ophtha.2018.02.020
7. Cordero-Coma M, Calleja-Antolín S, Garzo-García I, et al. Adalimumab for Treatment of Noninfectious Uveitis: Immunogenicity and Clinical Relevance of Measuring Serum Drug Levels and Antidrug Antibodies. Ophthalmology. 2016;123(12):2618-2625. doi:10.1016/j.ophtha. 2016.08.025
8. Mercier AE, Ribeiro E, Korobelnik JF, et al. Efficacy of Anti-Tnf-Α Therapy for the Treatment of Non-Infectious Uveitis: A Retrospective Study of 21 Patients. Ocul Immunol Inflamm. 2018;26(3):477-484. doi:10.1080/09273948.2016.1236968
9. Hiyama T, Harada Y, Kiuchi Y. Clinical Characteristics and Efficacy of Adalimumab and Low-Dose Methotrexate Combination Therapy in Patients With Vogt-Koyanagi-Harada Disease. Front Med. 2022;8:730215. doi:10.3389/fmed.2021.730215
10. Ramanan AV, Dick AD, Jones AP, et al. Adalimumab plus Methotrexate for Uveitis in Juvenile Idiopathic Arthritis. N Engl J Med. 2017;376(17):1637-1646. doi:10.1056/NEJMoa1614160
11. Theodossiadis PG, Markomichelakis NN, Sfikakis PP. Tumor necrosis factor antagonists: preliminary evidence for an emerging approach in the treatment of ocular inflammation. Retina Phila Pa. 2007;27(4):399-413. doi:10.1097/MAJ.0b013e3180318fbc
12. Vallet H, Seve P, Biard L, et al. Infliximab Versus Adalimumab in the Treatment of Refractory Inflammatory Uveitis: A Multicenter Study From the French Uveitis Network. Arthritis Rheumatol. 2016;68(6):1522-1530. doi:10.1002/art.39667
13. Galor A, Jabs DA, Leder HA, et al. Comparison of antimetabolite drugs as corticosteroid-sparing therapy for noninfectious ocular inflammation. Ophthalmology. 2008;115(10):1826-1832. doi:10.1016/j.ophtha. 2008.04.026
14. Schett G, Emery P, Tanaka Y, et al. Tapering biologic and conventional DMARD therapy in rheumatoid arthritis: current evidence and future directions. Ann Rheum Dis. 2016;75(8):1428-1437. doi:10.1136/annr heumdis-2016-209201
15. Gossec L, Baraliakos X, Kerschbaumer A, et al. EULAR recommendations for the management of psoriatic arthritis with pharmacological therapies: 2019 update. Ann Rheum Dis. 2020;79(6):700-712. doi:10.1136/annrheumdis-2020-217159
16. Ramanan AV, Dick AD, Jones AP, et al. Adalimumab in combination with methotrexate for refractory uveitis associated with juvenile idiopathic arthritis: A RCT. Health Technol Assess Winch Engl. 2019;23(15):1-140. doi:10.3310/hta23150
17. Lian F, Zhou J, Wei C, et al. Anti-TNFα agents and methotrexate in spondyloarthritis related uveitis in a Chinese population. Clin Rheumatol. 2015;34(11):1913-1920. doi:10.1007/s10067-015-2989-8