19. Kết quả đo nồng độ CO2 máu qua da ở trẻ sơ sinh suy hô hấp tại Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương

Đặng Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Quỳnh Nga

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá mối tương quan và sự tương đồng giữa nồng độ CO2 máu đo qua da (TcCO2) và nồng độ CO2 máu trong khí máu động mạch (PaCO2) ở trẻ sơ sinh suy hô hấp cần hỗ trợ thở máy. Nghiên cứu được tiến hành trên 26 trẻ sơ sinh suy hô hấp cần hỗ trợ thở máy (với 211 mẫu khí máu động mạch tương ứng) tại Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị TcCO2 và PaCO2 có mối tương quan (hệ số tương quan Pearson 0,89) và sự tương đồng với khoảng giới hạn tương đồng từ -12,3mmHg đến +6,4mmHg và trung bình khác biệt là -2,9mmHg (theo biểu đồ Bland – Atman Plot). Như vậy, có thể theo dõi nồng độ CO2 máu bằng kỹ thuật đo qua da ở trẻ sơ sinh suy hô hấp để giảm thiểu số lần làm khí máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Okumura A, Hayakawa F, Kato T, et al. Hypocarbia in preterm infants with periventricular leukomalacia: The relation between hypocarbia and mechanical ventilation. Pediatrics. 2001;107(3):469-75.
2. Hochwald O, Borenstein-Levin L, Dinur G, et al. Continuous Noninvasive Carbon Dioxide Monitoring in Neonates: From Theory to Standard of Care. Pediatrics. 2019;144:1.
3. Sankaran D, Zeinali L, Iqbal S, et al. Non-invasive carbon dioxide monitoring in neonates: methods, benefits, and pitfalls. J Perinatol.2021;41:2580-2589.
4. Sosa I, Cardetti M, Favareto V, et al. Capnography in newborns under mechanical ventilation and its relationship with the measurement of CO2 in blood samples. An Pediatr (Engl Ed). 2022;97(4):255-261.
5. Molloy EJ, Deakins K. Are carbon dioxide detectors useful in neonates? Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed. 2006;91(4):F295-8.
6. Kaiser JR, Gauss CH, Pont MM, et al. Hypercapnia during the first 3 days of life is associated with severe intraventricular hemorrhage in very low birth weight infants. J Perinatol. 2006;26:279-285.
7. McKee LA, Fabres J, Howard G, et al. PaCO2 and neurodevelopment in extremely low birth weight infants. J Pediatr. 2009;155:217-221.
8. Erickson SJ, Grauaug A, Gurrin L, et al. Hypocarbia in the ventilated preterm infant and its effect on intraventricular haemorrhage and bronchopulmonary dysplasia. J Paediatr Child Health. 2002;38:560-562.
9. Williams E, Dassios T, Greenough A. Carbon dioxide monitoring in the newborn infant. Pediatric Pulmonology. 2021;56:3148-3156.
10. Janaillac M, Labarinas S, Pfister RE, et al. Accuracy of transcutaneous carbon dioxide measurement in premature infants. Crit Care Res Pract. 2016;2016:8041967.
11. Hand IL, Shepard EK, Krauss AN, et al. Discrepancies between transcutaneous and end-tidal carbon dioxide monitoring in the critically ill neonate with respiratory distress syndrome. Crit Care Med. 1989;17:556-9.
12. Geven WB, Nagler E, de Boo T, et al. Combined transcutaneous oxygen, carbon dioxide tensions and end-expired CO2 levels in severely ill newborns. Adv Exp Med Biol. 1987;220:115-20.
13. Mukhopadhyay S, Maurer R, Puopolo KM. Neonatal transcutaneous carbon dioxide monitoring–effect on clinical management and outcomes. Respir Care. 2016;61(1):90-97.
14. Eberhard P. The design, use, and results of transcutaneous carbon dioxide analysis: current and future directions. Anesth Analg. 2007;105(6):48-52.