34. Đặc điểm hậu Covid-19 và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ và Trung tâm Y tế thị xã Nghĩa Lộ, năm 2022

Lò Thuý An, Nguyễn Thị Hà Giang, Tạ Thị Kim Nhung, Lê Thị Thanh Xuân

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Một nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 260 nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ và Trung tâm Y tế thị xã Nghĩa Lộ nhằm xác định tỷ lệ và phân tích các yếu tố liên quan đến tình trạng hậu COVID-19 ở nhân viên y tế. Nhân viên y tế đã mắc COVID-19 trong khoảng từ 3 tháng trở lên được xem là có triệu chứng hậu COVID-19 khi có ít nhất một triệu chứng lâm sàng mới kéo dài trên 2 tháng mà không thể giải thích bằng các chẩn đoán khác. Kết quả cho thấy có 69,6% nhân viên y tế có ít nhất một triệu chứng hậu COVID-19. Các triệu chứng phổ biến là suy giảm trí nhớ hoặc khả năng tập trung (42,3%), mệt mỏi (41,2%), khó ngủ (38,8%), đau cơ, đau khớp (36,9%). Nhân viên y tế nữ; mắc bệnh COVID-19 mức độ nhẹ, trung bình, nặng; có sử dụng thuốc kháng vi rút có nguy cơ mắc các triệu chứng hậu COVID-19 hơn các đối tượng khác (p < 0,05). Làm việc tại Phòng khám/Hồi sức cấp cứu hoặc vị trí khác (dược, an toàn thực phẩm, methadone…) ít có nguy cơ mắc các triệu chứng hậu COVID-19 so với làm việc tại khoa Kiểm soát bệnh tật - HIV/AIDS/Truyền nhiễm/Kiểm soát nhiễm khuẩn (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết của các biện pháp can thiệp để nâng cao sức khỏe cho nhân viên y tế sau dịch COVID-19.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dennis A, Wamil M, Alberts J, et al. Multiorgan impairment in low-risk individuals with post-COVID-19 syndrome: a prospective, community-based study. BMJ Open. 2021; 11(3): e048391. doi:10.1136/bmjopen-2020-048391.
2. Lopez-Leon S, Wegman-Ostrosky T, Perelman C, et al. More than 50 Long-term effects of COVID-19: a systematic review and meta-analysis. medRxiv. Published online January 30, 2021:2021.01.27.21250617. doi:10.1101/2021.01.27.21250617.
3. Han Q, Zheng B, Daines L, Sheikh A. Long-Term Sequelae of COVID-19: A Systematic Review and Meta-Analysis of One-Year Follow-Up Studies on Post-COVID Symptoms. Pathogens. 2022; 11(2): 269. doi:10.3390/pathogens11020269.
4. Soriano JB, Murthy S, Marshall JC, Relan P, Diaz JV. A clinical case definition of post-COVID-19 condition by a Delphi consensus. Lancet Infect Dis. 2022; 22(4): e102-e107. doi:10.1016/S1473-3099(21)00703-9.
5. Pereira C, Harris BHL, Di Giovannantonio M, et al. The Association Between Antibody Response to Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2 Infection and Post-COVID-19 Syndrome in Healthcare Workers. J Infect Dis. 2021; 223(10): 1671-1676. doi:10.1093/infdis/jiab120.
6. Bộ Y tế. Quyết định 250/QĐ-BYT ngày 28/01/2022 về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.
7. COVID-19 Rapid Guideline: Managing the Long-Term Effects of COVID-19. National Institute for Health and Care Excellence (NICE); 2020. Accessed May 24, 2023. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK567261/
8. LuatVietnam. Quyết định 1242/QĐ-BYT 2022 Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19. LuatVietnam. Accessed July 11, 2023. https://luatvietnam.vn/y-te/quyet-dinh-1242-qd-byt-2022-huong-dan-phuc-hoi-chuc-nang-va-tu-cham-soc-cac-benh-co-lien-quan-sau-mac-covid-19-221252-d1.html.
9. Si MY, Su XY, Jiang Y, et al. Psychological impact of COVID-19 on medical care workers in China. Infect Dis Poverty. 2020; 9: 113. doi:10.1186/s40249-020-00724-0.
10. World Health Organization. Regional Office for the Western Pacific. Tổng quan quốc gia về Nhân lực y tế Việt Nam [Human resources for health country profiles : Viet Nam]. WHO Regional Office for the Western Pacific; 2018. Accessed May 21, 2023. https://apps.who.int/iris/handle/10665/260006.
11. Nguyễn AK, Vũ TQH, Đặng TPD. Tỷ lệ mắc bệnh COVID-19 của nhân viên y tế và các yếu tố liên quan tại Đắk Lắk, năm 2022. VMJ. 2022;515(1). doi:10.51298/vmj.v515i1.2676.
12. Gholami M, Fawad I, Shadan S, et al. COVID-19 and healthcare workers: A systematic review and meta-analysis. Int J Infect Dis. 2021; 104: 335-346. doi:10.1016/j.ijid.2021.01.013.
13. Khuê NNN, Hậu VTQ, Khoa NA, Phúc L, Huyên NH. Đặc điểm hậu COVID-19 tại Đắk Lắk, năm 2022. VMJ. 2022; 513(1). doi:10.51298/vmj.v513i1.2362.
14. Huang C, Huang L, Wang Y, et al. 6-month consequences of COVID-19 in patients discharged from hospital: a cohort study. Lancet. 2021; 397(10270): 220-232. doi:10.1016/S0140-6736(20)32656-8.
15. Shang YF, Liu T, Yu JN, et al. Half-year follow-up of patients recovering from severe COVID-19: Analysis of symptoms and their risk factors. J Intern Med. 2021; 290(2):444-450. doi:10.1111/joim.13284.
16. Morgan R, Tan HL, Oveisi N, et al. Women healthcare workers’ experiences during COVID-19 and other crises: A scoping review. Int J Nurs Stud Adv. 2022; 4: 100066. doi:10.1016/j.ijnsa.2022.100066.
17. Chín HM, Chương NH, Khoa LNĐ, Khánh ĐB. Nghiên cứu tình hình nhiễm COVID-19 và triệu chứng hậu COVID-19 tại tỉnh Bình Dương năm 2022. VMJ. 2023; 524(1A). doi:10.51298/vmj.v524i1A.4692.