19. Một số yếu tố liên quan tiên lượng bệnh nặng ở trẻ em mắc hội chứng Guillain - Barre
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Một số yếu tố liên quan tiên lượng bệnh nặng ở trẻ em mắc hội chứng Guillain - Barre. Nghiên cứu quan sát 127 trẻ mắc hội chứng Guillain - Barre tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 7/2018 đến 6/2023. Tuổi trung bình 6,14 ± 0,37 tuổi, nam/nữ là 2,1/1. 13 trẻ thuộc nhóm nặng cần thở máy, 1 trường hợp tử vong (0,8%). 62,2% có yếu tố tiền nhiễm, sốt 36,2%, nhiễm khuẩn hô hấp 31,2%, rối loạn tiêu hoá 7,1%. Phân ly đạm tế bào gặp ở 72% bệnh nhân, 2 dạng tổn thương điện cơ thường gặp là mất myelin và tổn thương sợi trục chiếm tỷ lệ 31,7% và 41,3%. Yếu tố tiên lượng: sốt trước khởi bệnh, thời gian nhập viện ngắn, khởi phát có liệt hầu họng, điểm cơ lực lúc nhập viện thấp, rối loạn thần kinh thực vật, liệt thần kinh sọ, suy hô hấp, sốt trong quá trình điều trị, tăng bạch cầu, tăng protein phản ứng C, tăng tỷ lệ bạch cầu trung tính và bạch cầu lympho. Triệu chứng lâm sàng của hội chứng Guillain - Barre ở trẻ em rất đa dạng và không điển hình. Cần kết hợp lâm sàng và cận lâm sàng để đánh giá đầy đủ các yếu tố tiên lượng bệnh nặng. Nên chỉ định xét nghiệm công thức máu ngoại vi và protein phản ứng C với những bệnh nhân có lâm sàng gợi ý bệnh nặng.
Phương pháp: Nghiên cứu quan sát 127 trẻ mắc hội chứng Guillain - Barre tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 7/2018 đến 6/2023.
Kết quả: Phân tích 127 hồ sơ, tỷ lệ nam/nữ là 2,1/1, tuổi trung bình 6,14 ± 0,37 tuổi (16 tháng - 16 tuổi). 62,2% có yếu tố tiền nhiễm, nhiễm khuẩn hô hấp 31,2%, sốt 36,2%, rối loạn tiêu hoá 7,1%. Có 13/127 bệnh nhân thuộc nhóm nặng (Hughes > 4 điểm) cần hỗ trợ thở máy, 1 trường hợp tử vong (0,8%). Một số yếu tố liên quan đến tiên lượng bệnh nặng: có sốt trước khởi bệnh (p = 0,015), thời gian nhập viện ngắn (p = 0,0001), khởi phát có yếu cơ hầu họng (p = 0,013), điểm MRC lúc nhập viện thấp (p = 0,003), có rối loạn thần kinh thực vật (p = 0,0001), liệt thần kinh sọ (p = 0,026), suy hô hấp (p = 0,0001), sốt trong quá trình điều trị (p = 0,0001), tăng bạch cầu trong máu ngoại vi (p = 0,008), tăng CRP (C - reactive protein: protein phản ứng C) (p = 0,004), tăng NLR (Neutrophil lymphocyte ratio - tỉ số bạch cầu trung tính và bạch cầu lympho) (p = 0,009).
Kết luận: Triệu chứng lâm sàng của hội chứng Guillain - Barre ở trẻ em rất đa dạng và không điển hình. Yếu tố tiên lượng bệnh nặng bao gồm có sốt trước khởi bệnh, thời gian nhập viện ngắn, khởi phát có yếu cơ hầu họng, điểm MRC lúc nhập viện thấp, có rối loạn thần kinh thực vật, liệt thần kinh sọ, sốt trong quá trình điều trị, tăng bạch cầu trong máu ngoại vi, tăng CRP và tăng NLR. Cần kết hợp lâm sàng và cận lâm sàng để đánh giá đầy đủ các yếu tố tiên lượng bệnh nặng. Nên chỉ định xét nghiệm công thức máu ngoại vi và CRP với những bệnh nhân có lâm sàng gợi ý bệnh nặng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng Guillain - Barre, trẻ em, tiên lượng
Tài liệu tham khảo
2. Asbury AK, Cornblath DR. Assessment of current diagnostic criteria for Guillain-Barré syndrome. Ann Neurol. 1990; 27 Suppl: S21-24. doi:10.1002/ana.410270707.
3. Korinthenberg R, Schessl J, Kirschner J. Clinical presentation and course of childhood Guillain-Barré syndrome: a prospective multicentre study. Neuropediatrics. 2007; 38(1): 10-17. doi:10.1055/s-2007-981686.
4. Evans OB, Vedanarayanan V. Guillain-Barré syndrome. Pediatr Rev. 1997; 18(1): 10-16. doi:10.1542/pir.18-1-10
5. Hughes RA, Newsom-Davis JM, Perkin GD,et al. Controlled trial prednisolone in acute polyneuropathy. Lancet Lond Engl. 1978; 2(8093): 750-753. doi:10.1016/s0140-6736(78)92644-2.
6. McMillan HJ, Kang PB. Pediatric Electromyography: Concepts and Clinical Applications. Springer; 2017.
7. Moosmann J, Krusemark A, Dittrich S, et al. Age- and sex-specific pediatric reference intervals for neutrophil-to-lymphocyte ratio, lymphocyte-to-monocyte ratio, and platelet-to-lymphocyte ratio. Int J Lab Hematol. 2022; 44(2): 296-301. doi:10.1111/ijlh.13768.
8. Levison LS, Thomsen RW, Markvardsen LK,et al. Pediatric Guillain-Barré Syndrome in a 30-Year Nationwide Cohort. Pediatr Neurol. 2020; 107: 57-63. doi:10.1016/j.pediatrneurol.2020.01.017.
9. Singh S, Gupta N, Gupta AM,et al. Clinical profile and predictors for outcome in children presenting with Guillain–Barré syndrome. J Fam Med Prim Care. 2020; 9(10): 5316-5319. doi:10.4103/jfmpc.jfmpc_951_20.
10. Ruts L, Drenthen J, Jongen JLM, et al. Pain in Guillain-Barre syndrome: a long-term follow-up study. Neurology. 2010; 75(16): 1439-1447. doi:10.1212/WNL.0b013e3181f88345.
11. Lee JH, Sung IY, Rew IS. Clinical presentation and prognosis of childhood Guillain-Barré syndrome. J Paediatr Child Health. 2008; 44(7-8): 449-454. doi:10.1111/j.1440-1754.2008.01325.x.
12. Tiwari I, Alam A, Kanta C, et al. Clinical Profile and Predictors of Mechanical Ventilation in Guillain-Barre Syndrome in North Indian Children. J Child Neurol. 2021; 36(6): 453-460. doi:10.1177/0883073820978020.
13. Ethemoglu O, Calik M. Effect of serum inflammatory markers on the prognosis of adult and pediatric patients with Guillain-Barré syndrome. Neuropsychiatr Dis Treat. 2018; 14:1255-1260. doi:10.2147/NDT.S162896.
14. Barzegar M, Toopchizadeh V, Golalizadeh D,et al. A Predictive Model for Respiratory Failure and Determining the Risk Factors of Prolonged Mechanical Ventilation in Children with Guillain-Barre Syndrome. Iran J Child Neurol. 2020; 14(3): 33-46.
15. Li C, Sun RD, Feng L,et al. Risk factors associated with the need for mechanical ventilation in children with Guillain-Barré syndrome. Zhongguo Dang Dai Er Ke Za Zhi Chin J Contemp Pediatr. 2021; 23(9): 922-926. doi:10.7499/j.issn.1008-8830.2106003.