11. Thực trạng kiến thức và thực hành phun khí dung ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Phun khí dung (PKD) không đúng kỹ thuật ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường thở và tăng nguy cơ mắc đợt kịch phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả kiến thức và xác định tỉ lệ người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính phun khí dung đúng cách. Công cụ thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp và đánh giá thực hành khi quan sát người bệnh (NB) phun khí dung. Nghiên cứu tiến hành trên 50 người bệnh, thu thập dữ liệu từ tháng 11/2022 đến tháng 5/2023. Kết quả cho thấy, tỉ lệ người bệnh có kiến thức về phun khí dung ở mức trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất là 54%, kiến thức tốt chiếm 40%, kiến thức kém chiếm 6%, không có người bệnh đạt mức rất tốt. Tỉ lệ người bệnh thực hành đúng về lắp dụng cụ phun khí dung chiếm đa số 98%, thực hành đúng về tư thế chiếm 94%, thực hành đúng về kỹ thuật hít chiếm 40%, 26% người bệnh vệ sinh mặt nạ khí dung đúng cách, 40% người bệnh làm khô cốc và mặt nạ khí dung đúng cách, 18% người bệnh có làm khô lòng ống dẫn khí, tất cả người bệnh đều không khử trùng dụng cụ sau khi phun khí dung. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên tăng cường giáo dục sức khỏe cho người bệnh trong thời gian nằm viện giúp người bệnh nâng cao kiến thức về phun khí dung và cải thiện kỹ năng thực hành phun khí dung đúng cách.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
COPD, phun khí dung, kiến thức, thực hành, vệ sinh
Tài liệu tham khảo
2. J. van der Palen, Cerveri I., Roche N., et al. DuoResp(®) Spiromax(®) adherence, satisfaction and ease of use: findings from a multi-country observational study in patients with asthma and COPD in Europe (SPRINT). The Journal of asthma: official journal of the Association for the Care of Asthma. Oct 2020; 57(10): 1110-1118. doi:10.1080/02770903.2019.1634097.
3. N. Nguyen Viet, Yunus F., Nguyen Thi Phuong A., et al. The prevalence and patient characteristics of chronic obstructive pulmonary disease in non-smokers in Vietnam and Indonesia: An observational survey. Respirology (Carlton, Vic). May 2015; 20(4): 602-11. doi:10.1111/resp.12507.
4. Organization World Health. Noncommunicable diseases country profiles 2018. World Health Organization; 2018.
5. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 376/QĐ-TTg. Quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015 - 2025.2015: 1-10.
6. GOLD. Global Strategy for the Diagnosis, Management, and Prevention of Chronic Obstructive Pulmonary Disease. Vol. 2020. 2020.
7. B. Alhaddad, Smith F. J., Robertson T., Watman G., Taylor K. M. Patients’ practices and experiences of using nebuliser therapy in the management of COPD at home. BMJ open respiratory research. 2015; 2(1):e000076. doi:10.1136/bmjresp-2014-000076.
8. S. A. Tabatabaii, Khanbabaee G., Sadr S., et al. Microbial contamination of home nebulizers in children with cystic fibrosis and clinical implication on the number of pulmonary exacerbations. BMC pulmonary medicine. Feb 6 2020; 20(1): 33. doi:10.1186/s12890-020-1059-4.
9. T. Müller, Möller M., Lücker C., Dreher M. Use of Web-Based Videos in a Community Pharmacy to Optimize Inhalation Technique. International journal of chronic obstructive pulmonary disease. 2020; 15:3367-3373. doi:10.2147/copd.S279193.
10. Nguyễn Đình Phương. Nghiên cứu tuân thủ điều trị và thực hành sử dụng thuốc hít ở bệnh nhân bênh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, thành phố Hồ Chí Minh. Đại học Y dược TP.HCM; 2020.
11. Lê Nhật Huy. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và đánh giá kết quả can thiệp điều trị Bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính tại tỉnh Nghệ An. Trường Đại học Y Hà Nội; 2020.
12. Nguyễn Đức Thọ. Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe đối với bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính tại xã Kiến Thiết và Kiền Bái, Thành phố Hải Phòng năm 2014 - 2016. Trường Đại học Y Dược Hải Phòng; 2018.
13. Nguyễn Thị Mỹ Linh. Hiệu quả giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức và hành vi sử dụng dụng cụ phân phối thuốc ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Đại học Y dược TP.HCM; 2022.
14. J. Schreiber, Sonnenburg T., Luecke E. Inhaler devices in asthma and COPD patients - a prospective cross-sectional study on inhaler preferences and error rates. BMC pulmonary medicine. Aug 20 2020;20(1):222. doi:10.1186/s12890-020-01246-z.
15. A. Tabyshova, Sooronbaev T., Akylbekov A., et al. Medication availability and economic barriers to adherence in asthma and COPD patients in low-resource settings. NPJ primary care respiratory medicine. May 30 2022; 32(1): 20. doi:10.1038/s41533-022-00281-z.
16. H. Blau, Mussaffi H., Mei Zahav M., et al. Microbial contamination of nebulizers in the home treatment of cystic fibrosis. Child: care, health and development. Jul 2007; 33(4): 491-5. doi:10.1111/j.1365-2214.2006.00669.x.
17. S. Sivadasan, Krishnan A., Dhayalan S. V., Aiyalu R. A Systematic Review on KAP of Nebulization Therapy at Home. The Journal of pharmacy technology: jPT : official publication of the Association of Pharmacy Technicians. Oct 2021; 37(5): 254-259. doi:10.1177/87551225211031331.