7. Đặc điểm lâm sàng rối loạn cương dương ở người bệnh rối loạn trầm cảm tái diễn

Vũ Văn Hoài, Nguyễn Văn Tuấn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Rối loạn cương dương là rối loạn chức năng tình dục ở nam giới có liên quan với rối loạn trầm cảm. Chúng tôi nghiên cứu trên 103 người bệnh được chẩn đoán rối loạn trầm cảm tái diễn theo tiêu chuẩn ICD-10 (1992) điều trị ngoại trú tại Phòng khám chuyên khoa Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 08/2022 đến tháng 08/2023. Kết quả: tuổi trung bình là 39,5 ± 14,99 tuổi, phần lớn đối tượng nghiên cứu < 40 tuổi (59,2%). Có 57,3% người bệnh có rối loạn cương dương, trong đó mức độ vừa chiếm tỉ lệ cao nhất (39,0%), thường diễn biến trên 1 năm (64,4%). Trong số những người bệnh rối loạn cương dương, đa số người bệnh “đôi khi” cương cứng dương vật một phần hoặc hoàn toàn khi bị kích thích tình dục bằng bất kỳ hình thức nào (50,7%), phần lớn người bệnh “đôi khi” có thể cương cứng dương vật đủ để quan hệ tình dục (47,5%), hay thâm nhập vào đối tác khi cố gắng quan hệ tình dục, và cương cứng đạt yêu cầu khi cố gắng quan hệ tình dục (theo quan điểm của người bệnh) (42,4%); và có gần một nửa số người bệnh khó khăn trong duy trì sự cương cứng để hoàn thành quan hệ tình dục ở mức độ “hơi khó” (45,8%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems. 10 ed. Geneva1992.
2. World Health Organization. Depression and Other Common Mental Disorders: Global Health Estimates.Geneva; 2017:8.
3. Nimesh S, Tomar R, Kumar M, et al. Erectile Dysfunction: An Update. Adv Med Dent Health Sci. 2019; 2(1): 4-7.
4. Kessler A, Sollie S, Challacombe B, et al. The global prevalence of erectile dysfunction: a review. BJU Int. 2019; 124(4): 587-599. doi:10.1111/bju.14813.
5. Goldstein I, Goren A, Li VW, et al. The association of erectile dysfunction with productivity and absenteeism in eight countries globally. Int J Clin Pract. 2019; 73(11): e13384. doi:10.1111/ijcp.13384.
6. Elterman DS, Bhattacharyya SK, Mafilios M, et al. The Quality of Life and Economic Burden of Erectile Dysfunction. Res Rep Urol. 2021; 13: 79-86. doi:10.2147/RRU.S283097.
7. Shiri R, Koskimäki J, Tammela TLJ, et al. Bidirectional relationship between depression and erectile dysfunction. J Urol. 2007; 177(2): 669-673. doi:10.1016/j.juro.2006.09.030.
8. Liu Q, Zhang Y, Wang J, et al. Erectile Dysfunction and Depression: A Systematic Review and Meta-Analysis. J Sex Med. 2018; 15(8): 1073-1082. doi:10.1016/j.jsxm.2018.05.016.
9. Jing E, Straw-Wilson K. Sexual dysfunction in selective serotonin reuptake inhibitors (SSRIs) and potential solutions: A narrative literature review. Ment Health Clin. 2016; 6(4): 191-196. doi:10.9740/mhc.2016.07.191.
10. Malhi GS, Mann JJ. Depression. The Lancet. 2018; 392(10161): 2299-2312. doi:10.1016/S0140-6736(18)31948-2.
11. Huang SS, Lin CH, Chan CH, et al. Newly diagnosed major depressive disorder and the risk of erectile dysfunction: A population-based cohort study in Taiwan. Psychiatry Res. 2013; 210(2): 601-606. doi:10.1016/j.psychres.2013.06.012.
12. Vũ Sơn Tùng, Nguyễn Văn Tuấn, Hahn E. Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm tái diễn ở người bệnh nội trú tại cơ sở sức khỏe tâm thần. Tạp chí nghiên cứu Y học. 2022; 150(2):116-123. doi:10.52852/tcncyh.v150i2.630.
13. Gonçalves WS, Gherman BR, Abdo CHN, et al. Prevalence of sexual dysfunction in depressive and persistent depressive disorders: a systematic review and meta-analysis. Int J Impot Res. 2023; 35(4): 340-349. doi:10.1038/s41443-022-00539-7.
14. Claes H, Opsomer RJ, Andrianne R, et al. Characteristics and expectations of patients with erectile dysfunction: results of the SCORED study. Int J Impot Res. 2008; 20(4): 418-424. doi:10.1038/ijir.2008.7.
15. Nguyễn Hoàng Minh Tuệ, Gabrielson AT, Hellstrom WJG. Erectile Dysfunction in Young Men-A Review of the Prevalence and Risk Factors. Sex Med Rev. 2017; 5(4): 508-520. doi:10.1016/j.sxmr.2017.05.004.