8. Hiệu quả nuôi dưỡng sớm đường tiêu hoá trên trẻ sau phẫu thuật vá thông liên thất tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đánh giá tính khả thi, an toàn và hiệu quả nuôi dưỡng sớm đường tiêu hoá sau phẫu thuật vá thông liên thất tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng trên 39 bệnh nhi, chia thành 2 nhóm, ghép cặp theo nhóm tuổi (2 - 5 tháng và 6 - 12 tháng). Nhóm can thiệp: nuôi dưỡng sớm đường tiêu hoá trong 24 giờ sau phẫu thuật; nhóm chứng được nuôi dưỡng theo phác đồ thường quy (tĩnh mạch 3 ngày đầu kết hợp nuôi dưỡng đường tiêu hoá muộn). Tình trạng bất dung nạp ở nhóm can thiệp và nhóm chứng là không đáng kể, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Thời gian bắt đầu nuôi dưỡng đường tiêu hoá có mối quan hệ tuyến tính chặt chẽ, tương quan thuận với thời gian thở máy; thời gian sử dụng vận mạch; thời gian lưu hồi sức với p < 0,05 và r lần lượt là 0,62; 0,89 và 0,66. Kết quả nghiên cứu bước đầu khẳng định nuôi dưỡng sớm đường tiêu hoá an toàn, khả thi, hiệu quả sau phẫu thuật vá thông liên thất.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nuôi dưỡng sớm đường tiêu hoá, thông liên thất, ERAS
Tài liệu tham khảo
2. Mehta NM, Duggan CP. Nutritional Deficiencies During Critical Illness. Pediatric Clinics. 2009; 56(5): 1143-1160.
3. Pathan N. Nutritional support for children during critical illness: European Society of Pediatric and Neonatal Intensive Care (ESPNIC) Metabolism, Endocrine and Nutrition section Position statement and Clinical Recommendations. Published online March 2020.
4. Nilesh M. M, Heather E. S, Sharon Y.I. Guidelines for the Provision and Assessment of Nutrition Support Therapy in the Pediatric Critically Ill Patient: Society of Critical Care Medicine and American Society for Parenteral and Enteral Nutrition. Journal of Parenteral and Enteral Nutrition.2017; 41(5): 706-742.
5. Ibrahim H, Mansour M, El Gendy YG. Peptide-based formula versus standard-based polymeric formula for critically ill children: is it superior for patients’ tolerance? Arch Med Sci. 2020; 16(3): 592-596.
6. Kalra R, Vohra R, Negi M, et al. Feasibility of initiating early enteral nutrition after congenital heart surgery in neonates and infants. Clinical Nutrition ESPEN. 2018; 25:100-102.
7. Engelman DT, Ben Ali W, Williams JB, et al. Guidelines for Perioperative Care in Cardiac Surgery: Enhanced Recovery After Surgery Society Recommendations. JAMA Surgery. 2019; 154(8): 755-766.
8. Rogers EJ, Gilbertson HR, Heine RG, et al. Barriers to adequate nutrition in critically ill children. Nutrition. 2003; 19(10): 865-868.
9. King W, Petrillo T, Pettignano R. Enteral nutrition and cardiovascular medications in the pediatric intensive care unit. Journal of Parenteral and Enteral Nutrition. 2015; 28(5): 333-338.
10. Fivez T, Kerklaan D, Mesotten D, et al. Early versus Late Parenteral Nutrition in Critically Ill Children. New England Journal of Medicine. 2016; 374(12): 1111-1122.
11. Mehta NM, Bechard LJ, Cahill N, et al. Nutritional practices and their relationship to clinical outcomes in critically ill children - An international multicenter cohort study. Crit Care Med. 2012;40(7):2204-2211.