34. Tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính chưa điều trị thay thế

Hoàng Thị Phương, Nguyễn Bảo Ngọc, Lê Thị Phượng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tăng huyết áp (THA) được biết đến như một yếu tố căn nguyên đồng thời cũng là hậu quả của bệnh thận mạn tính (CKD). Với xu hướng tăng huyết áp ngày càng tăng như hiện nay, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực hiện trên 157 bệnh nhân bệnh thận mạn đang điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2022 đến tháng 8/2023, nhằm khảo sát tình trạng tăng huyết áp và tìm hiểu một số yếu tố liên quan trên đối tượng bệnh thận mạn tính chưa điều trị thay thế. Kết quả cho thấy tỷ lệ THA trong nhóm nghiên cứu là 72,6%, không khác biệt giữa nam và nữ. Nhóm tuổi < 40 có tỷ lệ THA là 36,2%, trong khi nhóm 40 - 59 tuổi và ≥ 60 tuổi có tỷ lệ THA lần lượt là 88,5% và 87,9% (p < 0,05). Tỷ lệ THA cũng khác biệt trong các giai đoạn bệnh thận mạn: giai đoạn 1 có 18,2%, giai đoạn 2 có 52,4%, giai đoạn 3a có 76,9%, giai đoạn 3b có 88,9%, giai đoạn 4 có 85,4%, giai đoạn 5 có 90,9% (p < 0,05). THA có liên quan có ý nghĩa với chỉ số ACR > 30 mg/mmol (OR = 4,38; p < 0,05). Thiếu máu làm tăng nguy cơ THA 2,12 lần (p < 0,05), tăng triglycerid làm tăng nguy cơ THA 5,74 lần (p < 0,05), trong khi uống rượu làm tăng nguy cơ THA lên 2,85 lần ở riêng nhóm nam giới (p < 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bagante F, Alaimo L, Tsilimigras D, et al. Kidney Disease: Improving Global Outcomes Classification of Chronic Kidney Disease and Short-Term Outcomes of Patients Undergoing Liver Resection. J Am Coll Surg. 2022; 234(5): 827-839.
2. Murton M, Goff-Leggett D, Bobrowska A, et al. Burden of Chronic Kidney Disease by KDIGO Categories of Glomerular Filtration Rate and Albuminuria: A Systematic Review. Adv Ther. 2021; 38(1): 180-200.
3. Ngô Quý Châu. Bệnh học Nội khoa. In. Vol 1. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học; 2022:566-567.
4. Whaley-Connell AT, Sowers JR, Stevens LA, et al. CKD in the United States: Kidney Early Evaluation Program (KEEP) and National Health and Nutrition Examination Survey (NHANES) 1999-2004. Am J Kidney Dis. 2008; 51(4 Suppl 2): S13-20.
5. Egan BM, Kjeldsen SE, Grassi G, Esler M, Mancia G. The global burden of hypertension exceeds 1.4 billion people: should a systolic blood pressure target below 130 become the universal standard? J Hypertens. 2019; 37(6): 1148-1153.
6. Trần Văn Vũ. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân suy thận mạn. Thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2015.
7. Đặng Huỳnh Anh Thư. Đặc điểm cận lâm sàng và yếu tố nguy cơ của bệnh thận mạn tại khoa thận nhân tạo Bệnh viện Đa khoa quận Thủ Đức. Sinh lý học Việt Nam. 2017; 21: 36-40.
8. Sarafidis PA, Li S, Chen SC, et al. Hypertension awareness, treatment, and control in chronic kidney disease. Am J Med. 2008; 121(4): 332-340.
9. Kuriyama S, Maruyama Y, Nishio S, et al. Serum uric acid and the incidence of CKD and hypertension. Clin Exp Nephrol. 2015; 19(6): 1127-1134.
10. Nguyễn Thị Lết. Đặc điểm hội chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Hà Nội: Đề tài tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa, Đại học Y Hà Nội; 2010.
11. Buckalew VM, Jr., Berg RL, Wang SR, Porush JG, Rauch S, Schulman G. Prevalence of hypertension in 1,795 subjects with chronic renal disease: the modification of diet in renal disease study baseline cohort. Modification of Diet in Renal Disease Study Group. Am J Kidney Dis. 1996; 28(6): 811-821.
12. Collins AJ, Foley RN, Chavers B, et al. ‘United States Renal Data System 2011 Annual Data Report: Atlas of chronic kidney disease & end-stage renal disease in the United States. Am J Kidney Dis. 2012; 59(1 Suppl 1): A7, e1-420.
13. Nguyễn Thị Dịu. Khảo sát tình trạng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính chưa điều trị thay thế. Hà Nội: Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội; 2019.
14. Go AS, Chertow GM, Fan D, McCulloch CE, Hsu CY. Chronic kidney disease and the risks of death, cardiovascular events, and hospitalization. N Engl J Med. 2004; 351(13): 1296-1305.
15. Weiner DE, Tighiouart H, Vlagopoulos PT, et al. Effects of anemia and left ventricular hypertrophy on cardiovascular disease in patients with chronic kidney disease. J Am Soc Nephrol. 2005; 16(6): 1803-1810.