Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp trong đại dịch Covid-19

Phan Thị Dung, Đỗ Thị Ngọc Thục

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, đã được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2020 trên toàn bộ 201 người bệnh. Kết quả:  nghiên cứu 201 người bệnh cho thấy: Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn ở mức độ trung bình (mean= 50.2, SD= 15.0). Trong đó, giới hạn vai trò do vấn đề cảm xúc ở mức cao nhất (mean= 80.3, SD= 37.9); sức khỏe tổng thể ở mức thấp nhất (mean= 39.6, SD= 19.3). Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn có mối tương quan với năng lực sức khỏe, dinh dưỡng, chế độ ăn lành mạnh, sức khỏe tâm thần, thực hành phòng dịch COVID-19. Kết luận: Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn ở mức độ trung bình. Có mối tương quan giữa chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn với năng lực sức khỏe, dinh dưỡng, chế độ ăn lành mạnh, sức khỏe tâm thần và thực hành phòng dịch COVID-19.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Ngọc và cộng sự (2018). Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đang lọc máu định kỳ. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh phụ bản 22(5) : 125 - 131.
2. Ngô Huy Hoàng Lê Thị Huyền (2016). Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn điều trị tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới năm 2016. Khoa Học Điều Dưỡng 1(2) : 58 - 65.
3. Duong TV, Nguyen TTP, Pham KM, Nguyen KT, Giap MH, Tran TDX, et al. Validation of the Short-Form Health Literacy Questionnaire (HLS-SF12) and Its Determinants among People Living in Rural Areas in Vietnam. Int J Environ Res Public Health 2019 16(18):3346.
4. Gallagher, T.H. (2020). Schleyer, A.M. “We Signed Up for this!” - Student and Trainee Responses to the Covid-19 Pandemic. N.Engl. J. Med.2020
5. Hays RD, Kallich J, Mapes D, et al. Kidney Disease Quality of Life Short Form (KDQOL-SF), Version 1.3: a manual for use and scoring. Santa Monica, CA: Rand. 1997;39
6. Hoang C.Minh. Minh H.Nguyen, Binh N.Do, Cuong Q.Tran, Thao TP Nguyen et al (2020). People with Suspected COVID-19 Symptoms Were More Likely Depressed and Had Lower Health-Related Quality of Life: The Potential Benefit of Health Literacy https://www.mdpi.com/2077-0383/9/4/965/htm
7. Jin W, Yu H. A study of the reliability and validity of SF-36 scale on evaluating health of population. Chin Health Resour. 2012;15:265-267
8. Hays RD, Morales LS. The RAND-36 measure of health-related quality of life. Annals of medicine. 2001;33(5):350-357.
9. Mackert, M. (2015). Introduction to a Colloquium: Challenges and Opportunities in Advancing Health Literacy Research. Health Commun. 30 : 1159-1160.
10. Norman CD, Skinner HA. eHEALS: The eHealth Literacy Scale. J Med Internet Res 2006 8(4):e27.
11. Nguyen HT, Do BN, Pham KM, Kim GB, Dam HTB, Nguyen TT, et al (2020). Fear of COVID-19 Scale-Associations of Its Scores with Health Literacy and Health-Related Behaviors among Medical Students. Int J Environ Res Public Health 2020 17(11):4164.
12. Plummer, F.; Manea, L.; Trepel, D.; McMillan, D. (2016). Screening for anxiety disorders with the GAD-7 and GAD-2: a systematic review and diagnostic metaanalysis. Gen. Hosp. Psychiatry, 39 : 24-31
13. Raynor, D.K. (2012). Health literacy. BMJ, 344, e2188.
14. RAND Medical Outcomes Study. 36-Item Short Form Survey (SF-36) Scoring Instructions. https://www.rand.org/health care/surveys_tools/mos/36-item-short-form/scoring.html. Accessed March, 2021.
15. Sørensen, K et al (2012). Health literacy and public health: a systematic review and integration of definitions and models. BMC Public Health, 12, 80.
16. Vander Zee KI, Sanderman R, Heyink JW, de Haes H. Psychometric qualities of the RAND 36-Item Health Survey 1.0: a multidimensional measure of general health status. International journal of behavioral medicine.1996;3(2):104-122.
17. Vivekanand Jha (2009). Current status of chronic kidney disease care in Southest Asia, Seminars in Nephrology, 29(5), 487-496.
18. Wang, C.; Horby, P.W.; Hayden, F.G.; Gao, G.F. (2020). A novel coronavirus outbreak of global health concern. Lancet, 395, 470-473.