3. Bước đầu đánh giá tính an toàn của liệu pháp miễn dịch tự thân ở bệnh nhân ung thư phổi
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả, tiến cứu trên 10 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được truyền khối tế bào miễn dịch tự thân (tế bào diệt tự nhiên (NK) hoặc tế bào gamma delta T (γδT)), tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhằm đánh giá tính an toàn của liệu pháp trong quá trình điều trị, kết thúc điều trị, sau điều trị 3 tháng và 6 tháng. Các chỉ số đánh giá được phân loại theo hướng dẫn CTCAE 5.0 năm 2017. Kết quả cho thấy, 5 bệnh nhân truyền tế bào NK có các biến cố phổ biến gồm mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, tiêu chảy, táo bón đều chiếm 6,7%, thấp nhất là triệu chứng nôn (3,3%). Còn 5 bệnh nhân truyền tế bào γδT xảy ra các biến cố phổ biến là sốt (6,7%), còn lại là các biến cố chán ăn, đau cơ, đau khớp đều chiếm 3,3%, 1 bệnh nhân giảm nhẹ bạch cầu, bạch cầu hạt và tiểu cầu sau điều trị 6 tháng. Tất cả các tác dụng phụ không mong muốn trên lâm sàng và cận lâm sàng đều nhẹ và thoáng qua, ở độ 1 theo CTCAE 5.0 và không cần điều trị gì. Do đó, nghiên cứu này đã bước đầu cho thấy tính an toàn của liệu pháp miễn dịch tự thân tế bào NK/γδT trong điều trị ung thư phổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Miễn dịch tự thân, tế bào diệt tự nhiên, tế bào gamma delta T, biến cố bất lợi
Tài liệu tham khảo
2. Tan S, Li D, Zhu X. Cancer immunotherapy: Pros, cons and beyond. Biomed Pharmacother. 2020; 124: 109821. doi:10.1016/j.biopha.2020.109821.
3. Liem NT, Van Phong N, Kien NT, et al. Phase I Clinical Trial Using Autologous Ex Vivo Expanded NK Cells and Cytotoxic T Lymphocytes for Cancer Treatment in Vietnam. Int J Mol Sci. 2019; 20(13): 3166. doi:10.3390/ijms20133166.
4. Xiao Z, Wang CQ, Feng JH, et al. Effectiveness and safety of chemotherapy with cytokine-induced killer cells in non–small cell lung cancer: A systematic review and meta-analysis of 32 randomized controlled trials. Cytotherapy. 2019; 21(2): 125-147. doi:10.1016/j.jcyt.2018.10.011.
5. Ding X, Cao H, Chen X, et al. Cellular immunotherapy as maintenance therapy prolongs the survival of the patients with small cell lung cancer. Journal of Translational Medicine. 2015; 13(1): 158. doi:10.1186/s12967-015-0514-0.
6. Nakajima J, Murakawa T, Fukami T, et al. A phase I study of adoptive immunotherapy for recurrent non-small-cell lung cancer patients with autologous gammadelta T cells. Eur J Cardiothorac Surg. 2010; 37(5): 1191-1197. doi:10.1016/j.ejcts.2009.11.051.
7. Kakimi K, Matsushita H, Murakawa T, Nakajima J. γδ T cell therapy for the treatment of non-small cell lung cancer. Transl Lung Cancer Res. 2014; 3(1): 23-33. doi:10.3978/j.issn.2218-6751.2013.11.01.
8. Wolf NK, Kissiov DU, Raulet DH. Roles of natural killer cells in immunity to cancer, and applications to immunotherapy. Nat Rev Immunol. 2023; 23(2): 90-105. doi:10.1038/s41577-022-00732-1.
9. Zou C, Zhao P, Xiao Z, Han X, Fu F, Fu L. γδT cells in cancer immunotherapy. Oncotarget. 2017; 8(5): 8900-8909. doi:10.18632/oncotarget.13051.
10. Common Terminology Criteria for Adverse Events (CTCAE). Published online 2017.
11. Jia L, Chen N, Chen X, et al. Sintilimab plus autologous NK cells as second-line treatment for advanced non-small-cell lung cancer previous treated with platinum- containing chemotherapy. Front Immunol. 2022; 13:1074906. doi:10.3389/fimmu.2022.1074906.
12. Kim EJ, Cho YH, Kim DH, et al. A Phase I/IIa Randomized Trial Evaluating the Safety and Efficacy of SNK01 Plus Pembrolizumab in Patients with Stage IV Non-Small Cell Lung Cancer. Cancer Res Treat. 2022; 54(4): 1005-1016. doi:10.4143/crt.2021.986.