21. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn nhịp tim trong viêm cơ tim cấp ở trẻ em

Phạm Văn Cường, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thị Hải Anh, Trần Quốc Hoàn, Đặng Thị Hải Vân

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 118 trẻ viêm cơ tim cấp được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ rối loạn nhịp tim và phân tích một số yếu tố liên quan đến rối loạn nhịp xảy ra ở trẻ viêm cơ tim cấp được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong 5 năm, từ 2018 đến 2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 8,1 ± 4,8 tuổi (từ 12 ngày tuổi đến 18 tuổi). Nhóm trẻ trên 6 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (72,0%). Tỉ lệ xuất hiện rối loạn nhịp tim là 46,6%, thường gặp ở nữ giới (61,8%). Loại rối loạn nhịp tim hay gặp nhất là nhịp nhanh thất (58,2%) và block nhĩ thất hoàn toàn (47,3%). Thời điểm xuất hiện rối loạn nhịp trung bình là 3,4 ± 1,2 ngày. Tỉ lệ trẻ xuất hiện một loại rối loạn nhịp tim là 56,4%, hai loại là 23,6% và ba loại là 20,0%. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy biến đổi điện tâm đồ gồm ST chênh và điện thế thấp, tăng lactat, hạ kali máu là yếu tố nguy cơ độc lập của sự xuất hiện rối loạn nhịp ở trẻ viêm cơ tim cấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ghelani SJ, Spaeder MC, Pastor W, et al. Demographics, Trends, and Outcomes in Pediatric Acute Myocarditis in the United States, 2006 to 2011. Circ: Cardiovascular Quality and Outcomes. 2012; 5(5) :622-627. doi:10.1161/CIRCOUTCOMES.112.965749.
2. Tschöpe C, Cooper LT, Torre-Amione G, et al. Management of Myocarditis-Related Cardiomyopathy in Adults. Circulation Research. 2019; 124(11): 1568-1583. doi:10.1161/CIRCRESAHA.118.313578.
3. Pruitt CR, Menon S, Lal AK, et al. Usefulness of Left Ventricular Myocardial Deformation in Children Hospitalized for Acute Myocarditis who Develop Arrhythmias. The American Journal of Cardiology. 2021; 152: 113-119. doi:10.1016/j.amjcard.2021.04.041.
4. Caforio ALP, Pankuweit S, Arbustini E, et al. Current state of knowledge on aetiology, diagnosis, management, and therapy of myocarditis: a position statement of the European Society of Cardiology Working Group on Myocardial and Pericardial Diseases. European Heart Journal. 2013; 34(33): 2636-2648. doi:10.1093/eurheartj/eht210.
5. Bronzetti G. Atlas of Pediatric and Youth ECG. Springer International Publishing; 2018. doi:10.1007/978-3-319-57102-7.
6. Arola A, Pikkarainen E, Sipilä JO, et al. Occurrence and Features of Childhood Myocarditis: A Nationwide Study in Finland. JAHA. 2017; 6(11): e005306. doi:10.1161/JAHA.116.005306.
7. Shu-Ling C, Bautista D, Kit CC, et al. Diagnostic Evaluation of Pediatric Myocarditis in the Emergency Department: A 10-Year Case Series in the Asian Population. Pediatric Emergency Care. 2013; 29(3): 346-351. doi:10.1097/PEC.0b013e3182852f86.
8. Durani Y, Egan M, Baffa J, et al . Pediatric myocarditis: presenting clinical characteristics. The American Journal of Emergency Medicine. 2009; 27(8): 942-947. doi:10.1016/j.ajem.2008.07.032.
9. Tạ Anh Tuấn. Pediatric Acute Myocarditis With Short-Term Outcomes and Factors for Extracorporeal Membrane Oxygenation: A Single-Center Retrospective Cohort Study in Vietnam. Front Cardiovasc Med. 2021; 8:741260. doi:10.3389/fcvm.2021.741260.
10. Trịnh Hữu Tùng. Đặc điểm viêm cơ tim ở trẻ nhập viện Nhi Đồng 2 từ 01/01/2007 đến 31/12/2014. 2016. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh; 20 (5)
11. Miyake CY, Teele SA, Chen L, et al. In-Hospital Arrhythmia Development and Outcomes in Pediatric Patients With Acute Myocarditis. The American Journal of Cardiology. 2014; 113(3): 535-540. doi:10.1016/j.amjcard.2013.10.021.
12. Liberman L, Anderson B, Silver ES, et al. Incidence and characteristics of arrhythmias in pediatric patients with myocarditis: a multicenter study. Journal of the American College of Cardiology. 2014; 63(12_Supplement): A483-A483. doi:10.1016/S0735-1097(14)60483-6.
13. Douglas L Mann, Douglas P Zipes, Peter Libby, et al. Braunwald’s Heart Disease: A Textbook of Cardiovascular Medicine, Single Volume - 10th Edition. Published 2014. Accessed October 21, 2023. p1589 - p1602.