22. Đặc điểm lâm sàng và điều trị khuyết phần mềm phức tạp vùng cổ bàn chân

Vũ Thị Dung, Phạm Thị Việt Dung, Hoàng Tuấn Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng khuyết phần mềm vùng cổ bàn chân, các phương pháp điều trị theo mức độ tổn thương và mô tả dạng sử dụng vạt đùi trước ngoài cho khuyết phần mềm phức tạp. Nghiên cứu được thực hiện trên 162 bệnh nhân với 163 khuyết phần mềm vùng cổ bàn chân được khám và phẫu thuật trong thời gian từ tháng 08/2016 đến 11/2022 tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tổn khuyết có kích thước từ 6cm2 - 650cm2. Khuyết phần mềm phức tạp vùng cổ bàn chân chiếm tỉ lệ cao 76,07%. Có 74/163 bàn chân được điều trị bằng phương pháp ghép da, 26/163 bàn chân được phẫu thuật tạo vạt tại chỗ; 16/163 bàn chân sử dụng vạt lân cận; vạt tự do đùi trước ngoài có 45/163 bàn chân. Việc mô tả đặc điểm lâm sàng để đánh giá được nguyên nhân, mức độ, tình trạng tổn thương giúp xác định khuyết phần mềm phức tạp từ đó đưa ra chỉ định điều trị phù hợp với từng loại tổn thương và dạng sử dụng vạt đùi trước ngoài tự do theo từng loại khuyết phần mềm phức tạp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. D. A. Hidalgo và W. W. Shaw. Reconstruction of foot injuries. Clin Plast Surg. 1986; 13(4), 663-680.
2. Hallock GG. Foot and ankle skin coverage: soft tissue coverage after revisional foot and ankle surgery. Clin Podiatr Med Surg. 2017; 34(3): 389 – 398.
3. Saint-Cyr M, Schaverien M, Wong C, Nagarkar P, Arbique G, et al. (2009) The
extended anterolateral thigh flap: Anatomical basis and clinical experience. Plast
Reconstr Surg 123:1245–1255.
4. Nguyễn Đình quân. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và phân loại các tổn khuyết phần mềm vùng cổ, bàn chân tại bệnh viên Đại học Y Hà Nội từ 10/2016 - 7/2018. Tạp chí Y học thực hành (1080), số 9/2018.
5. F. Santanelli di Pompeo, P. Pugliese, M. Sorotos. Microvascular reconstruction of complex foot defects, a new anatomo-functional classification. Injury, 46(8), 1656-1663.
6. BanzetP. và ServantJ.M. Pertes de substance de la cheville et du pied. Chirurgie plastique reconstructrice et esthestique, médecine - Sciences Flammarion, Pari. 1994; 38, 521 – 546.
7. Lee ZH, Abdou SA, Ramly EP, et al. Larger free flap size is associated with increased complications in lower extremity trauma reconstruction. Microsurgery. 2020;40(4):473-478. doi:10.1002/micr.30556.
8. Hong JP, Kim EK. Sole reconstruction using anterolateral thigh perforator free flaps. Plast Reconstr Surg. 2007;119(1):186-193. doi:10.1097/01.prs.0000244856.98170.9c.
9. Son TT, Dung PTV, Thuy TTH, Chien VH, Phuc LH, Huy LA. One-stage reconstruction of the massive overlying skin and Achilles tendon defects using a free chimeric anterolateral thigh flap with fascia lata. Microsurgery. 2022;42(7):659-667. doi:10.1002/micr.30931.