31. Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng sâu răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới của học sinh 12 tuổi tại Trường trung học cơ sở Hoàng Long năm 2023

Lưu Văn Tường, Nguyễn Thị Minh Huyền, Nguyễn Khánh Hoàng, Đinh Diệu Hồng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả thực trạng sâu răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới và yếu tố liên quan trên học sinh 12 tuổi tại Trường THCS Hoàng Long, Hà Nội (2023). Khám đánh giá và ghi nhận mức độ sâu răng 6 hàm dưới theo phân loại ICDAS II trên 134 học sinh. Kết quả cho thấy số trẻ sâu răng 6 hàm dưới chiếm tỷ lệ cao (80,6%), tỷ lệ sâu răng giai đoạn sớm (mức độ 1 và 2) chiếm khá cao (hơn 30%). Mức độ tổn thương được phát hiện tăng dần từ mặt trong đến mặt ngoài, nhiều nhất ở mặt nhai. Yếu tố kiến thức, thực hành và thái độ chăm sóc răng miệng có liên quan đến mức độ sâu răng. Tỷ lệ trẻ không đủ kiến thức chăm sóc răng miệng bị sâu răng chiếm 34,26%. Nhóm trẻ thực hành chăm sóc răng miệng kém có nguy cơ mắc sâu răng cao gấp nhiều lần nhóm thực hiện tốt. Số học sinh có thái độ chăm sóc răng miệng chưa đạt bị sâu răng chiếm 72,22% (p < 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. The World Oral Health Report. 2013.
2. Trần Văn Dũng. Nghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm nha chu trong nhân dân thành phố Huế năm 2011. Luận án Chuyên khoa II. Đại học Y Dược Huế, 2012.
3. Nguyễn Thị Hồng Minh, Trịnh Đình Hải. Tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam năm 2019. Tạp chí Y học Việt Nam. VMJ. 2021;502(1). doi:10.51298/vmj.v502i1.549
4. Gugnani N, Pandit I, Srivastava N, et al. International Caries Detection and Assessment System (ICDAS): A New Concept. Int J Clin Pediatr Dent. 2011;4(2):93-100. doi:10.5005/jp-journals-10005-1089
5. Nguyễn Anh Sơn. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi, hiệu quả can thiệp ở học sinh lớp 6 một số trường trung học cơ sở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Luận án tiến sĩ y tế công cộng. Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. 2010.
6. Trần Đình Tuyên. Thực trạng bệnh sâu răng và hiệu quả can thiệp phục hồi tổn thương sâu răng giai đoạn sớm bằng gel Fluor đối với học sinh 12 tuổi tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Luận án tiến sĩ y học. Viện vệ sinh dịch tễ trung ương. 2021.
7. Vũ Mạnh Tuấn. Nghiên cứu dự phòng sâu răng bằng gel fluor. Luận án tiến sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2013.
8. Nguyễn Thị Thu Hà. Đánh giá tổn thương sâu răng số 6 bằng Laser huỳnh quang ở học sinh 6 đến 11 tuổi tại trường tiểu học Láng Thượng - Đống Đa - Hà Nội. Luận văn thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2010.
9. Nguyễn Ngọc Nghĩa. Nghiên cứu thực trạng và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh răng miệng của học sinh tiểu học tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2009. Luận văn thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. 2009.
10. Nguyễn Ngọc Nghĩa, Trịnh Đình Hải, và cs. Thực trạng kiến thức thái độ thực hành trong phòng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học người Mông tỉnh Yên Bái. Tạp chí Khoa học & Công nghệ. 2014;163-168.
11. Conforti NJ, Cordero RE, Liebman J, et al. An investigation into the effect of three months’ clinical wear on toothbrush efficacy: results from two independent studies. J Clin Dent. 2003;14(2):29-33.
12. Hoàng Bảo Duy, Ong Thế Duệ, Nguyễn Thị Phương Dung, và cs. Kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng học sinh trường trung học cơ sở Hoài Thanh, Bình Định năm 2019. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2022;160(12V2):291-299. doi:10.52852/tcncyh.v160i12V2.1263
13. Trần Thị Mỹ Hạnh, Hoàng Hồng Xiêm, Vũ Mạnh Tuấn, và cs. Kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng của học sinh lớp 6 trường THCS Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội năm 2020. Tạp chí Y học Việt Nam. VMJ. 2021;505(2). doi:10.51298/vmj.v505i2.1108