18. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của dị tật hậu môn trực tràng loại trung gian ở trẻ em được phẫu thuật đường sau trực tràng cải tiến giữ nguyên cơ thắt

Hoàng Hữu Kiên, Đinh Thị Mai Loan, Nguyễn Thị Ngọc Trân, Trần Anh Quỳnh1
1 Bệnh viện Nhi Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Dị tật hậu môn trực tràng có rất nhiều thể loại với các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác nhau. Do đó đề tài này nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của dị tật hậu môn trực loại trung gian ở trẻ em được phẫu thuật đường sau trực tràng cải tiến giữ nguyên cơ thắt. Với phương pháp mô tả hồi cứu loạt ca bệnh, thu thập số liệu dựa trên hồ sơ bệnh án với 41 bệnh nhi được chẩn đoán là dị tật hậu môn trực tràng loại trung gian, đã được phẫu thuật bằng đường sau trực tràng cải tiến giữ nguyên cơ thắt. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình là 77,4 ngày (từ 9 - 319 ngày). Trẻ sinh đủ tháng chiếm 95,1% và 92,7% trẻ có cân nặng lúc sinh ≥ 2500 gram. Cân nặng trung bình là 4,4kg ( từ 2,4 - 8,0kg), đái phân su là 14,6%, vết tích hậu môn lõm (95,1%), dị tật tim mạch 19,6%, dị tật tiết niệu (2,4%), teo thực quản (2,4%), 01 trường hợp có hội chứng Down. Như vậy, các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng cung cấp thông tin cần thiết cho phương pháp phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trương Nguyễn Uy Linh, Nguyễn Vũ Phương Uyên. Dị dạng hậu môn-trực tràng và ổ nhớp. Ngoại nhi lâm sàng. Nhà xuất bản Y học. 2018:424-478.
2. Cuschieri A. Descriptive epidemiology of isolated anal anomalies: a survey of 4.6 million births in Europe. American journal of medical genetics. 2001;103(3):207-215.
3. Smith CA, Avansino J. Anorectal Malformations. StatPearls. 2019.
4. Amussat JZ. Histoire d’une opération d’anus artificiel practiqué avec succès par un nouveau procédé, dans un cas d’absence congéniale de l’anus; suivie de quelques réflexions sur les obturations du rectum. Gaz Med Paris. 1835.
5. Stephens FD, Smith ED. Classification. Ano-rectal malformations in children. Year Book Medical Publishers, Chicago. 1971:133-159.
6. Stephens F D, Smith E Durham. Classification, identification, and assessment of surgical treatment of anorectal anomalies. Pediatric Surgery International. 1986;1(4):200-205.
7. Holschneider A, Hutson J, Peña A, et al. Preliminary report on the International Conference for the Development of Standards for the Treatment of Anorectal Malformations. Journal of pediatric surgery. 2005;40(10):1521-1526.
8. De Vries PA, Peña A. Posterior sagittal anorectoplasty: important technical considerations and new applications. Journal of pediatric surgery. 1982;7(6):796-811.
9. Peña A. Posterior sagittal anorectoplasty: Results in the management of 332 cases of anorectal, malformations. Pediatric Surgery International. 1988;3(2):94-104.
10. Trần Anh Quỳnh. Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá kết quả điều trị dị tật hậu môn trực tràng loại cao và ổ nhớp bằng phẫu thuật nội soi. Luận án tiến sỹ y học. Học viện Quân Y. 2017.
11. Beckhit E, Murphy F, Puri P, et al. The clinical features and diagnostic guidelines for identification of anorectal anomalies. Anorectal malformations in children. Embryology, diagnosis, surgical therapy, follow up. Springer, Berlin Heidelberg New York, 2006:185-200.
12. Peña A. The surgical management of persistent cloaca: results in 54 patients treated with a posterior sagittal approach. Journal of pediatric surgery. 1989;24(6):590-598.
13. Nah SA, Ong CCP, Lakshmi NK, et al. Anomalies associated with anorectal malformations according to the Krickenbeck anatomic classification. Journal of pediatric surgery. 2012;47(12):2273-2278.
14. Cho S, Moore SP, Fangman T. One hundred three consecutive patients with anorectal malformations and their associated anomalies. Archives of pediatrics & adolescent medicine. 2001;155(5):587-591.
15. Balanescu RN, Topor L, Moga A. Anomalies associated with anorectal malformations. Chirurgia (Bucur). 2013;108(1):38-42.
16. Endo M, Hayashi A, Ishihara M, et al. Analysis of 1,992 patients with anorectal malformations over the past two decades in Japan. Steering Committee of Japanese Study Group of Anorectal Anomalies. Journal of pediatric surgery. 1999;34(3):435-441.